weather
Thời Tiết Sài Gòn
Nhiệt Độ: 30°C
Hiện tại: mây rải rác

12 điều không nên làm ở Ấn Độ bạn cần nên tránh

Rất may là người Ấn Độ rất dễ tha thứ cho người nước ngoài vì họ tin rằng chắc hẳn bạn cũng không phải lúc nào cũng biết về nghi thức văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, để giúp bạn tránh những sai lầm đáng xấu hổ, dưới đây là một số điều không nên làm ở Ấn Độ.

12 điều không nên làm ở Ấn Độ bạn cần nên tránh

1. Không mặc quần áo bó sát hoặc hở hang.

Người Ấn Độ áp dụng một tiêu chuẩn rất bảo thủ về ăn mặc; đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Các tiêu chuẩn trang phục theo kiểu phương Tây, bao gồm cả quần jean, hiện đang phổ biến ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, để lịch sự, tốt hơn là hãy mặc đồ che luôn đôi chân của mình. Bạn sẽ hiếm khi thấy một người đàn ông Ấn Độ ăn mặc bảnh bao; hoặc một phụ nữ Ấn Độ mặc váy trên mắt cá chân (mặc dù các bãi biển ở Goa và sinh viên đại học là những ngoại lệ phổ biến!). Thực ra, bạn có thể làm điều đó, và rất có thể sẽ không ai nói gì. Nhưng sẽ khó tránh khỏi “ấn tượng đầu tiên” bị xấu đi.

Một nhận thức phổ biến ở Ấn Độ rằng phụ nữ nước ngoài rất lăng nhăng và mặc quần áo không phù hợp. Thế nên, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng hơn bằng cách ăn mặc bảo thủ. Che chân và vai (và thậm chí cả đầu) là điều quan trọng, đặc biệt là khi đến thăm các ngôi đền ở Ấn Độ. Ngoài ra, tránh mặc áo quây ở bất cứ đâu. Nếu bạn mặc áo có dây, hãy đeo khăn choàng hoặc khăn quàng cổ.

Có câu nhập gia tùy tục, nên hãy nghiên cứu thật kỹ những điều không nên làm ở Ấn Độ.

Ấn Độ là 1 địa điểm du lịch thú vị

2. Đừng mang giày vào trong nhà.

Hãy cởi giày trước khi vào nhà của ai đó; và đó là điều kiện tiên quyết trước khi vào đền thờ hoặc nhà thờ Hồi giáo. Người Ấn Độ thường sẽ đi giày hoặc dép trong nhà, chẳng hạn như khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, những đôi dép này được giữ để sử dụng trong nhà và không bao giờ mang ra ngoài. Giày đôi khi cũng phải cởi ra trước khi vào một cửa hàng. Nếu bạn thấy giày để ở cửa, bạn cũng nên cởi giày ra.

3. Không chỉ bàn chân hoặc ngón tay của bạn vào mọi người.

Bàn chân được coi là ô uế và do đó, điều quan trọng là tránh hướng bàn chân của bạn vào người; hoặc chạm vào người hoặc đồ vật (đặc biệt là sách) bằng bàn chân hoặc giày. Nếu bạn vô tình làm như vậy, bạn nên xin lỗi ngay lập tức. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng người Ấn Độ sẽ thường chạm vào đầu hoặc mắt của họ như một lời xin lỗi. Mặt khác, đó cũng là một dấu hiệu của sự tôn trọng khi cúi xuống và chạm vào chân của một người lớn tuổi ở Ấn Độ.

Dùng ngón tay để chỉ cũng là điều thô lỗ ở Ấn Độ. Nếu bạn cần chỉ vào một cái gì đó hoặc ai đó; tốt hơn là nên dùng toàn bộ bàn tay hoặc ngón tay cái.

Đối với nhiều người thì đây là điều bình thường nhưng thực ra; đó là điều không nên làm ở Ấn Độ.

4. Không ăn thức ăn hoặc chuyền đồ vật bằng tay trái.

Tay trái được coi là ô uế ở Ấn Độ; vì nó được sử dụng để thực hiện các vấn đề liên quan đến việc đi vệ sinh. Do đó, bạn nên tránh tay trái tiếp xúc với thực phẩm; hoặc bất kỳ đồ vật nào mà bạn truyền cho mọi người.

Việc chen lấn và đám đông là điều thường thấy ở Ấn Độ

5. Đừng cảm thấy bị xúc phạm bởi các câu hỏi mang tính riêng tư.

Người Ấn Độ thực sự là những người tò mò và văn hóa của họ là mọi người làm bất cứ điều gì dù không phải chuyện của họ; thường là do sự thiếu riêng tư ở Ấn Độ; và thói quen đặt mọi người vào hệ thống phân cấp xã hội. Kết quả là, đừng ngạc nhiên hay bị xúc phạm nếu ai đó hỏi bạn bạn kiếm được bao nhiêu tiền và một loạt các câu hỏi thân mật khác…trong lần gặp đầu tiên. Hơn thế nữa, bạn nên thoải mái đặt lại những câu hỏi kiểu này. Thay vì cảm thấy bị xúc phạm, những người bạn đang trò chuyện sẽ rất hài lòng; vì bạn đã quan tâm đến họ như vậy!

Ai biết được bạn sẽ tìm hiểu được thông tin hấp dẫn nào. (Nếu bạn không muốn nói sự thật thì có thể trả lời mơ hồ hoặc nói dối cũng được).

Đừng cảm thấy bị xúc phạm rồi cư xử thô lỗ nhé, đó là điều không nên làm ở Ấn Độ, bởi lẽ ra những câu hỏi này cũng là một phần trong văn hóa của họ.

6. Đừng luôn lịch sự.

Việc sử dụng “làm ơn” và “cảm ơn” là điều cần thiết vì đó là cách cư xử tốt. Tuy nhiên, đây là điều không nên làm ở Ấn Độ, vì nó có thể trở nên không cần thiết; hoặc thậm chí là bị xúc phạm! Mặc dù rất tốt khi cảm ơn ai đó; vì bạn đã nhận được sự giúp đỡ (như từ người phục vụ), tuy nhiên nên tránh cảm ơn bạn bè hoặc gia đình.

Ở Ấn Độ, mọi người xem việc làm cho những người mà họ thân thiết là lẽ dĩ nhiên trong mối quan hệ. Nếu bạn cảm ơn họ, họ có thể coi đó là vi phạm sự thân mật; và tạo ra khoảng cách không nên tồn tại.

Thay vì nói lời cảm ơn, tốt nhất là thể hiện sự đánh giá cao của bạn theo những cách khác. Ví dụ: nếu bạn được mời đến nhà của ai đó để ăn tối, đừng nói: “Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã giúp tôi và nấu ăn cho tôi”. Thay vào đó, hãy nói, “Tôi thực sự rất thích đồ ăn và thời gian dùng bữa rất tuyệt.”

Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng ” vui lòng hay làm ơn” không được sử dụng thường xuyên ở Ấn Độ, đặc biệt là giữa bạn bè và gia đình. Trong tiếng Hindi, có ba cấp độ hình thức : thân mật, quen thuộc và lịch sự , tùy thuộc vào hình thức mà sử dụng.

Một lưu ý khác là lịch sự có thể được xem là dấu hiệu của sự yếu đuối ở Ấn Độ; đặc biệt nếu ai đó đang cố gắng tiếp cận bạn; để lừa đảo hoặc khai thác thông tin. Ví dụ, bạn chỉ đơn giản nói là “Không, cảm ơn”, chỉ nhẹ nhàng như vậy không đủ để ngăn cản những người mời chào và bán hàng rong. Thay vào đó, hãy thể hiện thái độ nghiêm khắc và mạnh mẽ hơn.

7. Không hoàn toàn từ chối lời mời hoặc yêu cầu.

Mặc dù cần phải quyết đoán và nói “không” trong một số tình huống; làm như vậy để từ chối lời mời hoặc yêu cầu có thể bị coi là thiếu tôn trọng ở Ấn Độ. Nhiều khi bạn coi đó là sự thẳng thắn và không muốn cho người khác hi vọng hay cam kết; nhưng đây lại là điều không nên làm ở Ấn Độ. Thay vì nói “không” hoặc “Tôi không thể” trực tiếp; hãy áp dụng cách trả lời của người Ấn Độ bằng cách đưa ra những câu trả lời lảng tránh; như “Tôi sẽ thử” hoặc “có thể” hoặc “Tôi có thể xem tôi làm được gì “.

8. Đừng mong mọi người đến đúng giờ.

Ở Ấn Độ, khái niệm thời gian rất linh hoạt. Mọi người không có khả năng đến đúng giờ. 10 phút có thể có nghĩa là 30 phút, 30 phút có thể có nghĩa là 1h; và 1h có thể có nghĩa là vô thời hạn!

Nếu bạn phải chờ đợi quá lâu thì cũng nên kiên nhẫn; đừng tức giận vì đó là điều không nên làm ở Ấn Độ. Chuyện xài “giờ dây thun” đối với họ là chuyện như cơm bữa.

9. Đừng mong mọi người tôn trọng không gian cá nhân của bạn.

Tình trạng đông đúc dẫn đến nhiều vụ xô đẩy ở Ấn Độ! Nếu xếp hàng, chắc chắn mọi người sẽ chen lấn. Để ngăn điều này xảy ra, những người trong hàng sẽ thường đứng rất gần nhau; để ngăn cản những người khác chen vào.

Tôi đoán là bạn cũng sẽ rất khó chịu nếu bị chen lấn; nhưng hiểu được những điều không nên làm ở Ấn Độ sẽ khiến bạn “dễ thở” hơn với chuyến du lịch của mình.

10. Không thể hiện tình cảm ở nơi công cộng.

Có một câu nói đùa rằng “tiểu ở nơi công cộng nhưng không hôn ở nơi công cộng” ở Ấn Độ thì không sao. Ồ, đó là sự thật đó! Mặc dù bạn chỉ nghĩ rằng, chỉ là 1 cái nắm tay; ôm hôn thôi mà, nhưng điều đó không phù hợp ở Ấn Độ. Xã hội Ấn Độ bảo thủ, đặc biệt là thế hệ cũ. Những hành vi cá nhân như vậy có liên quan đến tình dục; và có thể bị coi là tục tĩu ở nơi công cộng. Vi phạm điều này, bạn có thể sẽ bị bắt giữ tốt nhất là nên biết đến điều không nên làm ở Ấn Độ này để tránh gặp rắc rối.

11. Đừng dùng ngôn ngữ cơ thể.

Theo truyền thống, phụ nữ không chạm vào đàn ông ở Ấn Độ khi gặp và chào hỏi họ. Một cái bắt tay, một cử chỉ tiêu chuẩn bình thường; có thể bị hiểu sai là một thứ gì đó thân mật hơn; nếu đến từ một người phụ nữ ở Ấn Độ. Điều tương tự cũng xảy ra khi chạm vào một người đàn ông; thậm chí chỉ là trên cánh tay, trong khi nói chuyện với anh ta. Mặc dù ngày nay, cũng có nhiều doanh nhân Ấn Độ đã quen bắt tay với phụ nữ; nhưng tốt hơn hết là úp 2 lòng bàn tay vào nhau và nói “ Namaste”.

12. Đừng đánh giá chung.

Cuối cùng, điều không nên làm ở Ấn Độ quan trọng nhất là Ấn Độ là một quốc gia rất đa dạng và là vùng đất nhiều điều tương phản. Mỗi tiểu bang là duy nhất và có văn hóa riêng, và các chuẩn mực văn hóa khác biệt. Điều gì có thể đúng ở một nơi nào đó ở Ấn Độ; nhưng chưa chắc đúng ở các nơi khác. Có rất nhiều loại người khác nhau với nhiều cách cư xử ở Ấn Độ. Do đó, bạn nên cẩn thận không đưa ra kết luận chung về cả nước; dựa trên kinh nghiệm hạn chế của mình.

Chỉ cần nằm lòng 12 điều không nên làm ở Ấn Độ như trên; là bạn phần nào hiểu được văn hóa của họ rồi đây. Như đã nói ở điều cuối cùng là không đánh giá chung; thế nên tôi chỉ chia sẻ những điều cho là quan trọng nhất đối với khách du lịch. Nếu bạn biết nhiều về văn hóa của họ thì chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Chúc bạn có 1 chuyến du lịch Ấn Độ thật như ý!

Xem thêm:

Vé tàu Ấn Độ: Khi nào vé Waitlist sẽ được xác nhận?

10 địa điểm tham quan quanh Agra ngoài Taj Mahal dành cho mọi du khách Ấn Độ

Cách đi đến pháo đài Agra: Hướng dẫn chi tiết nhất khách du lịch Ấn Độ cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *