Trong suốt những thành phố du lịch ở Ai Cập, Alexandria thực ra không có những cái “nhất” hoặc “buộc” bản phải xem. Alexandria không có bộ ba Kim Tự Tháp ở Cairo, hay thung lũng các vị vua ở Luxor. Nếu bạn có dư dả thời gian hoặc đang trên đường đến thăm ốc đảo Siwa, bạn có thể ghé thăm Alexandria một chút.
4 địa điểm dưới đây theo tôi nghĩ là khá hay ho cho bạn khám phá nếu bạn có ghé quá Alexandria.
Nội Dung Bài Viết
1. Pháo Đài Trắng (Citadel of Qaitbay):
(Như đã chia sẻ ở bài trước, Pháo Đài Trắng là tên tôi tự bịa vì tôi thích tên đó hơn là Pháo Đài Qaitbay)
Trước khi pháo đài được xây, ngọn hải đăng huyền thoại Alexandria, một trong 7 kì quan cổ đại, đã từng ngự trị ở đây. 3 trận động đất khủng khiếp sau đó đã chính thức dập tắt quãng thời gian hào hùng của ngọn hải đăng này.
KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Các mã ưu đãi hấp dẫn như: Giảm 100K cho tài khoản mới, Giảm 150K chào hè, Giảm 250K, Mừng sinh nhật KKday....
Ngọn hải đăng Alexandria cuối cùng cũng không đượ xây lại. Pháo Đài Trắng của Alexandria chính thức được chào đời. Tôi có viết một fanfiction nhảm nhí về Pháo Đài Trắng
Từ trung thâm thành phố, bạn có thể bắt taxi hoặc đi xe “buýt” tới.
Lưu ý là phần lớn bác tài xe “buýt” sẽ không hiểu tiếng Anh. Cách tốt nhất là bạn nên đi taxi để đến, hoặc ít nhất là nhờ ai đó viết Pháo Đài Trắng bằng chữ Ả Rập để họ hiểu.
Lần đó host chở tôi ra đường chính, rồi bắt xe buýt để đi.
Host dạy tôi nói nơi đến bằng tiếng Ả Rập mà tôi quên mất là như thế nào. Trên mạng thì tôi lụm được chữ đó là “قلعة قايتباي”. Nếu bí quá bạn có thể in chữ này ra và đưa cho bác tài đi.
Giá vào cổng: 25LE (~3USD) cho người lớn. 15LE (~2.2USD) cho sinh viên.
2. Thư Viện Alexandria:
Lùi một tẹo về lịch sử, thư viện Alexandria từng là một trong những thư viện lớn nhất trong lịch sử cổ đại. Hàng trăm, hàng ngàn nhà khoa học, triết gia, nhà sử học, vân vân và mây mây đã từng tới thư viện này để học tập và nghiên cứu.
Bỗng dưng lịch sử bị cắt ngang cái rụp.
Giống như thể bạn đang xem phim thì tự dưng cúp điện ngang xương. Khi điện có lại thì người ta đã giật mình vì thư viện Alexandria đã bị tàn phá hoàn toàn.
Các nhà khoa học vẫn ngày đêm vẫn đấu qua tranh lại xem nguyên nhân chính là do đâu. Người thì bảo do lửa, kẻ thì lại nói là động đất.
Và đã chừng ấy thời gian trôi qua, câu trả lời chính xác về nguyên do cho sự biến mất bất ngờ của thư viện vẫn được bỏ lửng.
Bên trong thư viện
Tua nhanh tới thời hiện tại. Thư viện Alexandria bây giờ không còn giữ bất kì hình dáng nào của những năm tháng xa xưa. Thư viện khoác lên mình bộ cánh cực kì…lạc quẻ (nhưng vẫn hay ho) giữa Alexandria.
Bên ngoài thư viện
Bên trong thư viện, ngoài những đầu sách tiếng Ả Rập ra, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những tư liệu bằng những ngôn ngữ khác. Các bảo tàng, xưởng phục chế và triển lãm tranh bên trong thư viện là những nơi bạn có thể tham qua nếu có thời gian.
Một “nhà-thờ-Hồi-Giáo” mini ngay trong thư viện.
Nếu bạn là fan của Dragon Ball Z như tôi, bạn có thể đi ra ngoài và thấy phi thuyền của đại vương Freeza (Phi de). Để nhìn rõ hơn, bạn nên tới vào ban đêm khi phi thuyền của đại vương đang được tô điểm bởi những sắc xanh hết sức ấn tượng.
Đùa thôi, phi thuyền của đại vương thật ra là khu dành cho chiêm tinh học, phục vụ cho những ai có nhu cầu học hỏi thêm về chủ đề trên.
Giá vào chênh lệch kinh khủng. 80 LE cho người lớn (~12 USD), và 5 LE (~0.8 cents) cho sinh viên!
3. Hầm Mộ Kom el-Shouqafa:
Trước khi tới đây tôi cũng không ấn tượng lắm về nơi này, cũng chẳng rõ vì sao. Rời khỏi nơi này và tôi biết mình tiếc ngược tiếc xuôi. Một trong 7 kì quan của thời kì Trung Cổ đã hút hồn tôi lúc nào không hay.
Nếu 7 kì quan cổ đại đã, đang và sẽ là những nốt son đẹp nhất cuả thế giới loài người, 7 kì quan hiện đại thì vẫn còn đang lấp lửng, 7 kì quan Trung Cổ lọt vào trạng thái chẳng ma nào biết và chẳng ma nào quan tâm.
Nhiệt liêt cho một tràng pháo tay cho 7 kì quan Trung Cổ vì đã hãnh diện nhận được giải thưởng Nobody Cares trong suốt nhường ấy cái xuân xanh của mình.
Nói một chút về 7 kì quan cổ đại. Chuyện tranh cãi về 7 kì quan cổ đại cũng không phải không có.
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng, tại sao thế giới quá rộng lớn, nhưng 7 kì quan cổ đại lại tự dưng chỉ tập trung một phần gần như cố định ở khung vực gần-Trung-Đông trên bản đồ không? Thế những nơi khác trên thế giới không hề có bất kì một kì quan cổ đại nào sao?
Thật ra 7 kì quan cổ đại được tạo thành từ những người Hy Lạp cổ, và chỉ bao gồm những nơi mà người Hy Lạp cổ đã lết qua aka khu vực gần Địa Trung Hải mà thôi.
Nếu gọi đúng tên, phải đổi 7 kì quan cổ đại thành 7 kì quan…gần Địa Trung Hải thì đúng hơn.
Thời gian sau khi 7 kì quan cổ đại xuất hiện, 7 kì quan Trung Cổ ra đời. 7 “nhân vật” được gọi tên bao gồm:
- Stonehenge (Anh)
- Colosseum (Ý)
- Hầm Mộ Kom el Shoqafa (Ai Cập)
- Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
- Tháp Nam Kinh (Trung Quốc)
- Thánh Đường Hagia Sophia (Thổ Nhĩ Kì)
- Tháp Nghiêng Pisa
Thế là vô hình chung tôi lại được chạm tay vào một kì quan nữa nhân loại.
Hầm mộ Kom el-Shouqafa lúc đầu làm tôi thất vọng ghê gớm.
Ở nguyên một không gian đồng không mộng quạnh, có đúng…3 cái nhà mồ xây lộ thiên. Hết.
Đúng là nhà mồ này có kiến trúc rất rất độc đáo, pha trộn giữa Hy Lạp cổ và Ai Cập cổ.
Bên trong, bạn sẽ thấy được nơi người ta ướp xác rất Ai Cập, nhưng lại có những hình tượng rất La Mã ở đây. Đá trắng thay cho đá tảng vàng của người Ai Cập cổ.
Cơ mà tôi không muốn chỉ xem ba cái nhà mồ vậy rồi ra. Phải thêm cái gì đó chứ. Gọi là hầm-mộ mà, chứ đâu phải nhà-mộ. Thế cái hầm-mộ kia nó nằm ở đâu?
Câu “save the best for the last” lúc nào cũng hay, nhất là khi cái “last” này là cái hầm mộ tôi tìm kiếm nãy giờ.
Phía xa xa ngay tôi đứng, có một vật khá khả nghi. Phải nói lại, cái nhìn-giống-nhà-thải kia nhìn khá khả nghi.
Đi tới cái mà tôi nghi ngờ là nhà ị và tôi chợt nhận ra mình đã bị che mắt nãy giờ.
Đó không phải là nhà ị, đó chính là hầm-mộ tôi tìm nãy giờ. Hầm-mộ được “nguỵ trang” bằng một mái vòm ở gần nơi tôi đang đứng.
Khoảnh khắc đặt chân lên cầu thăng xoắn bước xuống mồ hệt như cảm giác tôi đang từng bước một bước xuống vùng đất của những người chết.
Hầm mộ bắt đầu hiện dần ra. Đẹp không thể tưởng. Cả một khu được bao phủ trong một không khí vừa âm u vừa hết sức trang nghiêm. Viết ra cũng không biết viết làm sao cho ra được cái vẻ rất đặc biêt của nơi này, nên tôi cho bạn xem hình một chút vậy.
Ở đây bạn buộc phải bỏ máy chụp hình ra ngoài, cơ mà nếu bạn mang điện thoại vào chụp cũng chẳng ai nói gì. Những hình dưới đây từ nguồn ngoài chứ không phải tôi chụp.
Trước nơi đặt quan tài. Rất La Mã nhưng cũng rất Ai Cập.
Tôi không biết nguời đứng giữa là ai. Satan? Và hai con chó kia có ý nghĩa gì?
4. Cung Điện Montazah:
Cung điện Montazah bây giờ phần lớn được sử dụng cho những buổi picnic của người bản xứ. Nếu muốn tránh xa cái ồn và cái bẩn kém-hơn-Cairo-rất nhiều, bạn có thể đến nơi đây.
Nước biển Địa Trung Hải đẹp thế này nên nếu muốn, bạn vẫn có thể nhảy ùm xuống!
Ngoài ra nếu còn thời gian, bạn có thể ghé qua những địa điểm sau:
1. Trường đấu Alexandria:
2. Cây Cột Pompey (Pompey’s Pillar)
3. Nhà Thờ Qaed Ibrahim (Qaed Ibrahim Mosque):
Đọc thêm cái bài về kinh nghiệm du lịch bụi Ai Cập tại đây
Tổng hợp: Blog Du Lịch
Xem thêm các bài viết khác về Ai Cập:
DU LỊCH BỤI AI CẬP HỒI KÍ 1: AI CẬP VÀ CÚ VỠ MỘNG ĐẦU TIÊN
DU LỊCH BỤI AI CẬP HỒI KÍ 2: CHUYỆN COUCHSURFING (KÌ CỤC) Ở CAIRO…
DU LỊCH BỤI AI CẬP HỒI KÍ 3: TÔI SẮP BỊ BÁN NỘI TẠNG (?)
DU LỊCH BỤI AI CẬP HỒI KÍ 4: KIM TỰ THÁP VÀ CON NHÂN SƯ XẤU XÍ