Sau khi thông báo với mọi người về chuyến du lịch bụi Ai Cập sắp tới của mình, mọi người gần như té ngửa.
” Mày điên à! Ai mà đi du lịch Ai Cập lúc này???”
” Mày có biết là việc mày đi du lịch Ai Cập lúc này là rất không an toàn không?”
” Ủa không biết Ai Cập mới bị cho ăn vài trái bom hay sao mà còn đòi đi du lịch ở đấy?”
Không phải là bạn tôi không có lý. Ai Cập sau Mùa Xuân Ả Rập như đang ngồi trên ngòi nổ. Bạo động không phải không thể xảy ra.
KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Các mã ưu đãi hấp dẫn như: Giảm 100K cho tài khoản mới, Giảm 150K chào hè, Giảm 250K, Mừng sinh nhật KKday....
Lúc đấy tôi cũng hơi phân vân tẹo. Mặc dù biết rằng sống chết có số, nhưng tự đưa đầu vào rọ như thế này cũng khá căng.
Mà thật ra có số thật ấy. Như chú của chị của bạn của cô của bạn tôi ở Úc nè.
Năm 2005 chú đi chơi Bali ngay lúc Bali bị cho ăn vài quả bom. Chú vẫn sống nhăn răng.
Về lại miêt vườn nước Úc, chú thong thả đi ra bờ sông hồi bé chú vẫn hay bơi để trốn nóng. Xong bạn biết gì xảy ra không?
Hăm mấy năm bơi chẳng sao. Bom nổ chẳng sao. Đúng lúc sống sót trở về tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn, chú lại chết…bất đắc kì tử.
Bạn biết sao không?
Chú bị cá sấu ăn thịt.
Chuyện thật mà nghe cứ như đùa. Bạn tôi kể xong mặt mấy đứa nghe đứa nào cũng ngẩn tò te. Ủa chuyện gì mà nghe phiếm vậy.
Thế mà nó có thật đấy.
Ủa mà quên tự dưng viết bài tít là: “Kinh Nghiệm Du Lịch Bụi Ai Cập”, tự dưng đi kể chuyện cá sấu ở Úc là sao?
Mặc dù sống chết có số, nhưng Ai Cập lúc này mắt long lanh eo éo giọng dễ thương, đại loại bảo anh Vinh ơi mau đến với em nào.
Chết vì tình là cái chết linh đình.
Nhắm mắt đưa chân tôi đến với Ai Cập.
Dài dòng quá, vào vấn đề chính thôi.
Nội Dung Bài Viết
1. Xin Visa Du Lịch Ai Cập Như Thế Nào?
Xin visa du lịch Ai Cập không khó. Thời gian xét visa du lịch Ai Cập lại khá nhanh, tầm khoảng bốn ngày.
Khi xin visa Ai Cập ở Zagreb, Croatia, những giấy tờ tôi cần là:
- Đơn xin visa du lịch Ai Cập. Các bạn có thể điền form tại lãnh sự quán.
- 2 hình passport phông trắng 4×6.
- Booking khách sạn. Bạn có thể đặt booking tại Agoda.com, hoặc Booking.com. Sau khi có visa, bạn có thể hủy đặt phòng mà không bị tính phí.
- Vé báy may. Bạn có thể tìm máy bay giá rẻ đến Ai Cập từ Google Flight hoặc Skyscanner.
Thông thường, nếu bay từ châu Á, bạn sẽ phải quá cảnh tại Dubai, hoặc những nước vùng vịnh.
Nếu có thời gian thong thả, bạn có thể xin visa Dubai và tham quan thành phố “ngông cuồng nhất thế giới” này. Kinh nghiệm và chia sẻ thông tin xin visa du lịch Dubai tự túc đã được tôi viết tại đây.
Bài viết chi tiết hơn về visa Ai Cập tôi đã chia sẻ tại đây.
2. Đi Du Lịch Ai Cập Lúc Nào?
Tôi không giỏi địa lý lắm, nhưng đại loại chia Ai Cập ra làm hai mùa: Mùa ít-nóng và mùa nóng-đến-nỗi-đem-8-kg-trứng-ra-luộc-một-tiếng-sau-nó-trở-thành-vit-con-kêu-chíp-chíp.
Mùa ít-nóng là mùa không nằm trong từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa này giá cả có vẻ cao hơn, vì khách du lịch từ khắp mọi nơi đổ về.
Nếu bạn muốn du lịch bụi Ai Cập một cách “hà tiện” hơn, mùa nóng-đến-nỗi-đem-8-kg-trứng-ra-luộc-một-tiếng-sau-nó-trở-thành-vit-con-kêu-chíp-chíp là sự lựa chọn hoàn hảo.
Tôi đi 19 ngày vào tháng 5 và 6, nhiệt độ vào cuố tháng 5 ở miền Nam Ai Cập chạm ngưỡng 47 độ C. Bước ra đường mà cứ như ở trong spa Ngọc Trinh tắm trắng. Không nhờ sông Nile điều hòa một tẹo thì không chừng tôi thành heo quay xá xíu.
Tí quên. Nếu bạn quyết đi đi vào mùa siêu nóng, nhớ kiểm tra lịch Ramadan.
Ramadan là lễ ăn chay của người Hồi, thường kéo dài tầm một tháng từ tháng 5-6. Lúc này du lịch bụi ở Ai Cập sẽ cực kì khó khăn vì việc ăn uống của bạn sẽ cực kì bị hạn chế. Tất cả các hàng quán đều đóng cửa cho đến khi mặt trời lặn.
3. Di Chuyển Trong Ai CẬp Như Thế Nào?
Bạn có 4 lựa chọn:
1. Máy bay:
Đây là hình thức di chuyển nhanh nhất. Giá vé bay nội địa không quá đắt, tầm $80 cho một chiều từ Aswan (gần chạm đáy Ai Cập) về lại Cairo (thủ đô).
2. Xe lửa:
Với khuôn mặt chả giống Ai Cập của bạn, bạn sẽ chỉ có thể mua vé giường nằm $100 (tính tiền bằng USD) cho chuyến đi từ Cairo đến Luxor. Nếu bạn ra mua vé giường nằm ở quầy bán vé, chắc chắn họ sẽ bán cho bạn vé “khách du lịch” như thế.
Nhưng thực tế thì không cần phải chắc nịch như đinh đóng cột.
Nếu bạn không ngại ngồi (lâu và ê mông), nhưng được vé rẻ, bạn không nhất thiết phải mua vé ở ngay quầy.
Việc bạn làm là chờ khi xe lửa tới, nhảy lên toa hạng 2 hoặc 3. Viên xoát vé tới sẽ bán cho bạn giá vé ngồi.
Tôi đã thử, và thành công. Bạn sẽ không bị đuổi xuống đâu.
3. Xe buýt:
Đối với những chuyến đi ngắn (Cairo – Alexandria), xe buýt có thể là một sự lựa chọn tốt. Điểm trừ là khả năng bạn bị kẹt xe khá cao. Và tôi chắc chắn bạn không muốn ngồi trong cái nóng spa Ngọc Trinh, hai bên tai là nhạc í e ì e và ngồi nhòm hai hàng xe chạy với tốc độ 10 cây nấm/ giờ một tí nào.
4. Felucca:
Một dạng thuyền của Ai Cập. Nếu bạn có thời gian cực kì thong thả và có một số tiền cũng cực kì thong thả, bạn có thể sử dụng phương tiện này.
Để có được giá tốt, bạn phải dùng võ mồm để trả giá trời ơi đất hỡi với các liền chú liền bác lái thuyền. Nhưng ngồi phê phê bên trên dòng sông Nile huyền thoại, tưởng tượng mình là hoàng đế/ hoàng hậu/ hoàng tử/ hoàng anh gia lai (ủa lộn) bao sướng.
4. Ở Đâu Ở Ai Cập?
Ai Cập rẻ. Bạn có thể chọn khách sạn thượng vàng hạ cám.
Nếu đi du lịch bụi, bạn có thể chọn những nhà nghỉ với giá dưới $20 (hay thậm chí dưới $10). Đừng chi hơn cho số tiền này.
Với cả hãy cẩn thận về những nhà nghỉ rẻ. Các bạn í là một tổ hợp các vụ lừa đảo ấy.
5. Du Lịch Bụi Ai Cập Có Đắt?
Ai Cập rẻ.
Chỉ trừ những công trình Ai Cập cổ đại hút tiền, phần lớn còn lại của Ai Cập không hề đắt. Đối với các bạn là sinh viên, hãy mang theo thẻ sinh viên hoặc nộp đơn để lấy thẻ sinh viên quốc tế. Giá vào cổng sẽ được giảm một nửa cho tất cả sinh viên.
Thường thì những người bán vé sẽ không nhận thẻ sinh viên của bạn. Nhưng nếu bạn à ơi í ơi một hồi, họ sẽ mủi lòng (Trừ bà cô béo ị nhất quyết không bán vé Kim Tự Tháp sinh viên cho tôi vì thẻ tôi không phải thẻ quốc tế).
Nhưng nhớ thẻ sinh viên của bạn phải có chữ “Student”
Trả giá trả giá và trả giá.
Tôi từng bị hét giá $5 cho một ly nước cam, trong khi giá trị thật sự chỉ có vài cent.
Hay như đêm hôm trước khi bay, tôi đi in vé máy bay chẳng hạn. Vào được một nhà rõ tử tế nên tôi quên hỏi giá. Thế nên khi in xong, tôi phải ói ra $9 (CHÍN ĐÔ LA) cho…5 tờ giấy.
Lúc đó có hộp quẹt là sẽ không ngần ngại phóng hỏa.
6. Ăn Gì Ở Ai Cập?
Đồ ăn ở Ai Cập tương đối khô hơn so với thức ăn Việt Nam.
Trong suốt chuyến du lịch bụi Ai Cập của mình, tôi trung thành gần như hoàn toàn với kebab.
Cũng giống như những nơi khác, bạn phải kiểm tra tiền thật thật thật kĩ. Hậu duệ Pharaoh rất giỏi trong việc…tính lộn tiền.
Lần ấy tôi đi mua kebab gần khách sạn của mình. Giá một ổ là 6 EGP. Tôi đưa 20 EGP. Cậu ta thối lại…8 EGP trong một mớ tiền lẻ. Không kiểm tra lại là tiêu đời.
Lần sau nữa tôi uống một ly sinh tốchà là. Giá một ly la 12 EGP. Tôi đưa 20 EGP. Người bán hàng thối lại 5 EGP.
Nhắc sinh tố chà là mới nhớ.
Nếu có dịp đến Luxor. Các bạn phải uống sinh tố chà là. Đây là một trong những món ngon thần thánh, tứ trụ trấn cang những món ăn ngon nhức nhối ở Ai Cập.
7. Đi Đâu Ở Ai Cập?
Ai Cập khá rộng. Thế nên để đi hết những địa điểm chính, bạn cần ít nhất một tháng.
Nếu bạn chỉ có một nhúm thời gian, ba thành phố chính bạn nên ghé qua là Cairo, Luxor và Aswan. Nếu dư dả thời gian hơn một tí, bạn có thể cộng thêm Hurghada, thành phố ven biể n Đỏ. Đây là một trong những nơi có vùng biển lặn đẹp nhất. Nếu may mắn, bạn có thể gặp đôi ba vài chú cá heo ghé ngang qua nhìn bạn hiếu kì.
Nếu thời gian bạn cực kì eo hẹp, tầm ột tuẩn đổ lại, bạn có thể ghé thăm Cairo và Luxor.
1. Cairo:
Thủ đô bẩn và dơ bậc nhất Ai Cập.
Nhưng đây là thiên đường sống ảo cho mọi con dân du lịch. Một chuyến du lịch bụi Ai Cập sẽ hơi “thiếu thiếu” nếu bạn không ghé ngang qua Kim Tự Tháp ở Cairo.
2. Luxor:
Kinh thành Thebes một thời vẫn trường tồn ở thì hiện tại. Thung lũng các vị vua và lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun với những lời nguyền bí ẩn sẽ giúp chuyến đi du lịch bụi Ai Cập của bạn đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Ngoài những công trình đồ sộ về Ai Cập cổ đại, Luxor còn là kinh đô của sự chèo kéo. Thế nên hãy cẩn thận đi đến Luxor.
3. Aswan:
Thành phố du lịch gần sát cực Nam của Ai Cập. Aswan đón khách bằng vẻ mộc mạc và khá yên ả. Những chiều lững thững bên bờ sông Nile hoặc đi thăm tu việc bằng đất sét nằm lọt thỏm trong sa mạc là hai điểm nhất cho chuyến du lịch bụi đến Aswan.
Nhưng người ta không chơi ở Aswan lâu.
Khách du lịch chỉ sử dụng Aswan như một trạm dừng chân cho huyến đi chính vào sáng hôm sau đến Abu Simbel: Một trong những thành tựu đồ sộ của người Ai Cập cổ là. Bên trong Abu Simbel, bạn có thể sẽ thấy được “của quý” của Pharaoh nữa đấy!
Ngoài ba thành phố du lịch chính khi du lịch bụi Ai Cập, những thành phố khá thú vị khác tôi từng đi qua trong chuyến du lịch bụi Ai Cập của mình là Alexandria và Hurghada
1. Alexandria:
Alexandria cách Cairo khoảng tầm 3-4 tiếng đi xe. Alexandria có thể đi theo dạng day-trip. Gần như mọi điểm du lịch nổi bật của Alexandria có thể ghé thăm trong một ngày.
Nổi bật nhất ở Alexandria bao gồm Pháo Đài Trắng và Hầm Mộ Ngầm.
Tôi cực kì ấn tượng với hầm mộ ngầm. Ấn tượng nhiều hơn tôi tưởng tượng. Kiến trúc pha trộn giữa La Mã và Ai Cập cổ rất rõ nét. Hai tiếng đi vòng quanh một “cung điện” mini dành cho người đã khuất ở hầm mộ là điểm cực kì sáng của Alexandria. Giả dụ giờ có cây trượng gắn đầu lâu với cả âm thanh ánh sáng hú hú là tôi chẳng khác gì hoàng đế địa ngục! (Hự).
2. Hurghada:
Hurghada có màu nước biển đẹp nhức mắt. Ở một nơi bạn vừa có thể chạy xe trong sa mạc cát, lại vừa có thể lặn xuống mực nước biển xanh ngắt kia để ngắm san hô với giá rất ổn.
Tuy nhiên đây cũng là nơi suýt chết đuối vì quýnh quáng mở ống thở trong lúc lặn! Đến khi trồi được lên mặt nước thì cả thầy và trò, ai cũng mặt mày xanh lè.