weather
Thời Tiết Sài Gòn
Nhiệt Độ: 30°C
Hiện tại: mây rải rác

DU LỊCH BỤI AI CẬP HỒI KÍ 6: XIN CHÀO ALEXANDRIA

du lịch ai cập

1. Tạm Biệt Cairo:

Những ngày tháng ở Cairo trôi qua nhanh hơn tôi tưởng rất nhiều. Ngoảnh mặt qua ngoảnh mặt lại và đã gần một tuần kể từ ngày đầu tiên tôi bước chân vào vùng đất của Pharaoh rồi.

Mỗi khi kể về chuyến hành trình đầy tình huống lên voi xuống chó ở Ai Cập, Cairo lúc nào cũng đứng đầu những nơi tôi muốn kể, kể nữa, kể mãi. Những câu chuyện ở Cairo chẳng rõ vô tình hay cố ý mà li kì hơn những thành phố khác khá nhiều.

Nếu đọc lại các bài về Cairo cũ, bạn sẽ nhận thấy phần lớn trải nghiệm của tôi đều tiêu cực. Nhưng mà trong một lốc tiêu cực ấy cũng có vài điều nhỏ nhỏ hay hay, như dưới này.

Ai cập có gì đi du lịch

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Các mã ưu đãi hấp dẫn như: Giảm 100K cho tài khoản mới, Giảm 150K chào hè, Giảm 250K, Mừng sinh nhật KKday....

Nước uống miễn phí trên đường phố Cairo. Nước đựng trong bình đất nên mát lạnh đến bất ngờ.

Ai cập có gì đi du lịch

Phượng nở đỏ rực ở một góc Cairo

Ai cập có gì đi du lịch

Tuổi thơ! Nick Yahoo của bạn khi xưa là gì? Dám viết ra đây không hehe

Ai cập có gì đi du lịch

Lạc đường giữa chợ và ly nước cam ngon nhất vũ trụ tôi từng uống.

Ai cập có gì đi du lịch

Chú áo cam đang đứng ở cây kebab là bạn thân đầu tiên tôi có ở Cairo. Chú hỏi rất nhiều về Việt Nam, và lúc nào cũng quý những khách du lịch tới nơi này. “Vì khi Ai Cập vắng khách dạo này buồn lắm con ạ”

Ngày thứ 5 trong chuỗi hành trình lang thang ở Ai Cập, tôi bắt xe buýt đi Alexandria.

Ai cập có gì đi du lịch

Đường sá cũng kẹt xe như ai…

2. Alexander/ Cleopatra:

Thành phố biển có một nét cuốn hút cực kì khác lạ so với thủ đô. Gió thổi lồng lộng, biển xanh ngắt thậm chí còn tách ra làm ba màu rõ rệt.Gió biển ở Alex khiến cho chuyến hành trình của tôi cũng dễ thở hơn nhiều so với gió bụi sa mạc và khí thải từ Cairo. Nhà cửa và phố xá cũng đỡ “đáng sợ” hơn thủ đô rất nhiều. Cái sự ồn ào và tấp nập tại thủ đô cũng được giảm tải đáng kể ở Alexandria.

Nói tới Alexandria thì sẽ nói đến ít nhất hai người liên quan đến nơi này.

Đúng rồi, đó là Hoàng Đề Alexander và Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ: Cleopatra (Bạn không đọc sai đâu. Cleopatra đã là pharaoh và đã là người cuối cùng trị vì Ai Cập cổ đấy).

Alexander thì tiểu sử thu gọn và cắt khúc thì sẽ ra như này.

Vị hoàng đế này lên ngôi khi còn khá trẻ, tầm 20 tuổi thôi, nhưng gia sản những vùng đất bị vị thu phục phải gọi là kì công.Chỉ trong vòng 10 năm, vị hoàng đế này đã có trong tay mình khối gia tài đất trải dài từ Hy Lạp, đâm qua Bắc Phi rồi vòng đến tận Pakistan ngày nay. Ở tuổi 30 “con nhà người ta” đã hốt được bao nhiêu thứ. Tôi  còn 7 năm nữa để chạm nóc 30 và tôi cũng không biết mình sẽ là gì cho xã hội, hay vẫn là một củ khoai tây nhìn người khác tiến bộ uhuhu.

Ai cập có gì đi du lịch

Người “nổi tiếng” thứ hai ở Alexandria, và cũng là một trong những người phụ nữ gây tranh cãi nhất thế giới: Cleopatra.

Ai cập có gì đi du lịch

Cleopatra với gần như 100% Ai Cập…

Ai cập có gì đi du lịch

Trong khi ở một chí tuyến khác, bà “hiện thân” đúng nghĩa là một người phụ nữ đến từ phương Tây.

Cleopatra là vị Pharaoh cuối cùng của nền văn minh Ai Cập Cổ vĩ đại, trước khi bị rớt hoàn toàn vào đế chế lớn và khủng hơn: La Mã.

Cleopatra không phải là người Ai Cập. Bà là một người phụ nữ Hy Lạp Cổ Đại, da trắng, mũi cao, hoàn toàn khác hẳn so với những người phụ nữ bản xứ xung quanh. Giả sử giờ bạn làm vua ở một nước khác đi, bạn có bắt dân ở đấy học tiếng nói của mình không? Tôi là tôi sẽ mang tất cả những gì thuộc về văn hoá của mình rồi sử dụng nó để đồng hoá nơi mình chiếm. Nhưng Cleopatra không phải là tôi hiện thân kiếp trước nên bà không làm thế.

Khi lên ngôi, bà không xoá bỏ những gì thuộc về Ai Cập cổ một cách tuyêt đối. Ngược lại, bà tự hoà mình vào dòng chảy văn hoá của Ai Cập Cổ một cách thuần tuý nhất. Bà tự cho mình là hiện thân của thần ISIS (là ISIS này chứ không phải ISIS kia bắn nhau các thứ đâu mọi người đừng hiểu lầm tội cho bà), tự cho mình làm Pharaoh và tự học tiếng Ai Cập cổ.

Nếu bạn đọc Nữ Hoàng Ai Cập thì Cleopatra có vẻ khá giống với Carol. Nếu lên ngôi, và nếu Memphis chết, Carol có khả năng rất cao là Cleopatra manga version. Tôi tự làm giả thiết đó, còn đúng hay không thì tôi cũng chẳng rõ.

Alexandria hùng hồn với đầy rẫy những biểu tượng lịch sử giờ đây cũng bị trôi theo vòng xoáy của thời gian. Alexandria hiện tại đã gần như rũ bỏ hoàn toàn những vết tích một thời hoàng kim của mình. Alexandria hiện tại tuy nhiên lại là nơi tôi gặp được hai nhân vật khá hay ho trong chuyến đi của mình tại Ai Cập.

2. Mouhammed:

Tôi được Mouhammed cho tá túc tại phòng của anh ở một căn hẻm nhỏ nhỏ gần trung tâm. Khoảng thời gian ngắn ngủi ở ké nhà Mouhammed là khoảng thời gian đẹp nhất tôi có tại Alexandria.

Căn hộ Mouhammed thuê có một bác bảo vệ cực kì dễ thương. Vừa khi bước xuống xe, bác dã đón tôi niềm nở như đón con trai mới đi du học Việt Nam về. Tôi chẳng hiểu bác nói gì cả. Nhưng nhiều khi ngôn ngữ cũng không quan trọng bằng tấm lòng của người bản xứ. Bác bắt tay tôi, rồi quay qua Mouhammed nói vài điều gì trông hớn hở lắm, rồi quay ngược lại bắt tôi chụp cho bác một…pose hình. Người đâu dễ thương muốn xỉu!

Ai cập có gì đi du lịch

Là một người Hồi Giáo chuẩn không cần chỉnh, Mouhammed có một yêu cầu nhỏ đối với tôi, là khi anh đi làm (khoảng 8 giờ tối cho đến tầm 10 giờ đêm), tôi buộc phải ra khỏi nhà. Việc một thanh niên nam ở chung “phòng” với một phụ nữ, dù đã có gia đình hay chưa, vẫn là điều cấm cản tối kị trong Hồi Giáo.

3. Stipe:

Khi còn đang ở Cairo, tôi có chui lên Couchsurfing tìm nhà cho hai thành phố cuối cùng trong chuyến hành trình, là Luxor và Aswan. Stipe thấy tôi đăng tin trên đó, và gửi cho tôi một tin nhắn đính kèm rằng anh cũng muốn đi chung.

Stipe đang du học bằng thạc sĩ tại Alexandria. Ở trong biết bao nhiêu nước trên thế giới, cái duyên của anh với Ai Cập lớn tới nỗi nó đã mang anh từ Croatia xa xôi tới đây để học cao học. Duyên to đến mức anh được đài thọ hoàn toàn học phí và thậm chí còn được cho thêm tiền chi tiêu trong suốt quãng thời gian anh ở đây.

Ai cập có gì đi du lịch

Nếu cái duyên của anh và Ai Cập nó lớn như nào thì cái duyên của tôi và Croatia nó cũng lớn cỡ đó. Tôi vừa chia tay Croatia được tầm 1 tuần, anh, một người con của Croatia, một phần của Croatia, lại “trở về” gặp tôi ở Ai Cập không lâu sau đó.

Sáng thứ hai ở Alexandria, tôi bay như gió tới gặp Stipe. Và chúng tôi chính thức trở thành bạn đồng hành của nhau trong suốt quãng thời gian còn lại ở Ai Cập. Tôi thương Croatia vô cùng. 4 tháng ngắn ngủi ở Croatia mà kỉ niệm ở đấy chất lên được cả mấy tầng lầu. Tôi thương Croatia tới nỗi nỗi nhớ về Croatia nó đọng trong người tôi, quấn lại thành một đống mỡ ngay eo, không đi đâu hết. Tôi béo không phải do tôi béo mà là khúc đó bị nỗi nhớ về Croatia tạo thành!

Thế nên ngày cuối cùng khi tôi chào Stipe để bay qua Dubai, tôi buồn muốn xỉu. Một phần cuối cùng của Croatia cũng đã lùi lại thì quá khứ.  Chuyện về Stipe, Ai Cập và tôi là chuyện dài kì, tôi sẽ kể cho mọi người nghe dần dần sau.

Ai cập có gì đi du lịch

4. Bỏ Rơi:

Quay lại về 8 giờ tối ngày hôm tôi ở nhà Mouhammed, anh chở tôi đến một quán cafe nhỏ ven đường, trước khi anh đi công tác. Sẵn tiện tôi hẹn Stipe tới để ngồi trò chuyện cho bớt chán.

Thời gian tích tắc trôi qua. Tôi và Stipe ngồi trên bờ kè ngay trung tâm ngắm nhìn xã hội. Trời bắt đầu lạnh dần. Tôi đang ở Ai Cập vào cuối tháng 5, khi nhiệt độ ở Cairo đang xấp xỉ 40*C, trong khi đó ở chí tuyến Alexandria, nhiêt độ đang hạ xuống mức 22*C. Trời ơi thật diệu kì mà.

Ai cập có gì đi du lịch

10 giờ đêm, đường phố Alex vẫn nhộn nhịp, nhưng có phần vắng vẻ hơn một chút. Tôi vẫn ngồi lạc quan chờ Mouhammed đến đúng giờ đón tôi. Stipe vẫn ngồi đó với tôi.

10 giờ 30 phút. Mouhammed vẫn như giấc mộng 6 múi của tôi, xa xôi lắm ở đâu đó trong thì tương lai còn ở thì hiện tại vẫn bặt vô âm tính. Tôi bắt đầu sốt ruột. Gió bắt đầu lạnh lên nhiều. Đường xá bắt đầu bớt người. Còn leo lét vài cái đèn đường trong khung cảnh im re.

Tôi bảo Stipe nên về sớm, để tôi ở lại đây được rồi. Stipe bảo mày ở đây rồi không khéo có đứa bắt cóc đi mất. Mặt mày dốt dốt vậy nên dễ lừa lắm.

Ai cập có gì đi du lịch

Thế Stipe ngồi với tôi.

Trong suốt khoảng thời gian từ 10 giờ 30 đến 11 giờ, Mouhammed liên tục dập điện thoại của tôi. Tin nhắn gửi cũng không trả lời. Điều kinh khủng hơn việc không trả lời của Mouhammed là cơn gió lạnh thấu xương và giật đùng đùng muốn rớt tóc giả của tôi lúc này. Nó lạnh khủng khiếp. Lạnh tới nỗi mà mỡ tôi muốn đông hết cả lên.

Tôi loay hoay như gà mất tóc. Đã trên dưới năm lần tôi soạn một “essay” tin nhắn dài hơn Vạn Lý Trường Thành cho Mouhammed bảo là tôi quá bực quá chán các thứ. Nhưng tôi chẳng gửi. Chẳng hiểu sao.

11 giờ 35, Mouhammed hối hả chạy tới. Với hơi thở đang ngắt quãng, anh giải thích rằng anh không tới sớm được, do bệnh nhân của anh đang ở trong trạng thái”coma”, trạng thái đang lơ lửng giữa cái sống và chết.

Ai cập có gì đi du lịch

Anh liên tục xin lỗi làm tôi cũng ngại kinh khủng. Rồi leo lên xe, anh chở tôi về nhà. Stipe cũng chào tạm biệt mọi người rồi leo lên xe “buýt” về nơi anh ở.

Về đến nhà, tôi leo lên giường đánh một giấc ngon nhất trên đời. Ngày hôm nay hơi dài rồi, lấy lại sức để ngày mai đi thăm kì quan cổ đại thứ hai của thế giới, bạn thử đoán xem đó là gì?

Ai cập có gì đi du lịch

Phòng tôi tại Alexandria. Mouhammed không có wifi nên chẳng thể sống ảo được miếng nào

Bạn có thể theo dõi thêm về cuộc hành trình 19 ngày của tôi tại Ai Cập ở đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *