weather
Thời Tiết Sài Gòn
Nhiệt Độ: 30°C
Hiện tại: mây rải rác

Kawasaki, Nhật Bản | Lễ Hội Phồn Thực “Kanamara Matsuri”

Tụi mình cũng tình cờ mà biết được Lễ hội phồn thực Kanamara Matsuri này khi lên kế hoạch đi Nhật Bản vào đúng mùa hoa anh đào. Lễ hội kết hợp với lễ rước kiệu, và ngày hội buôn bán sản vật địa phương, kèm theo các loại bánh kẹo mang hình dạng “phồn thực”.

Nguồn gốc của lễ hội phồn thực “Kanamara Matsuri”

Theo truyền thuyết của người địa phương, vào thế kỷ 17, một con quỷ sau khi bị cự tuyệt tình yêu đã ẩn náu trong âm đạo của một phụ nữ và cắn đứt dương vật của hai người chồng cô này. Người phụ nữ đã tìm đến bác thợ rèn nghĩ cách tạo ra dương vật bằng thép để xua đuổi con quỷ. Lễ hội dần dần bị lãng quên, và mãi đến một thời gian dài sau đó mới được khôi phục. Nhưng vào gian doạn đó, người dân chỉ tổ chức vào ban đêm và cũng ít người tham dự.

Kanamara Matsuri

Ngày nay, lễ hội được phổ biến rộng rãi hơn, và được đông đảo nhiều người dân cũng như khách du lịch tham dự. Kanamara Matsuri còn là sự kiện ủng hộ cộng đồng LGBT, nhằm giáo dục quan hệ tình dục an toàn và gây quỹ phòng chống HIV/Aids. Các cặp vợ chồng cũng tới đây cầu mong sớm sinh con.

Thời gian và địa diễn ra lễ hội phồn thực “Kanamara Matsuri”

Lễ hội phồn thực “Kanamara Matsuri” được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 4. Trước khi đi, các bạn nên tham khảo lịch lễ hội Nhật bản để biết ngày tháng chính xác hằng năm

Kanamara Matsuri

Kanamara Matsuri

Kanamara Matsuri

Kanamara Matsuri

Kanamara Matsuri

Địa điểm: đền Kanayama, tỉnh Kawasaki. Trạm tàu gần nhất là Kawasakidaishi. JR Pass cũng có thể sử dụng khá nhiều ở khu vực này.

JR Pass:

JR Pass – Vé Di Chuyển Toàn Nhật Bản (7, 14, 21 Ngày)

Tokyo Subway Pass:

JR West Kansai Pass:

Nếu chỉ tham quan ngắn ngày ở Tokyo thì có thể dùng thẻ Suica, mua tại đây:

Các bạn nào chưa biết cách tra cứu đường tàu ở Nhật, hãy xem bài viết về “Kinh Nghiệm Đi Lại Bằng Tàu Ở Nhật Bản” của tụi mình.

Lưu ý khi tham gia lễ hội phồn thực “Kanamara Matsuri”

Đến sớm: Các bạn đi lễ hội này nhớ đi sớm một tí, lần trước khi tụi mình đến hơi trễ (do đi bảo tàng Doraemon trước đó xong mới qua đây). Tới nơi, mình choáng ngợp luôn vì xếp hàng dài chắc mấy khu phố, nhìn thôi là muốn đi về.

Nếu đến trễ thì đừng xếp hàng: Hơi mâu thuẫn nhưng đó là sự thật. Mọi người cứ đi đến gần khu vực đền để chờ kiệu rước dương vật là vui rồi. Kỳ đó bọn mình không biết, mãi xếp hàng đến lúc rước kiệu chạy lên chỉ kịp xem rước kiệu mà không kịp chụp hình. Mọi người xếp hàng vào đền là để cầu nguyện khi “linh vật” được rước vào trong. Nhưng thực tế, đám người xếp hàng sẽ vào trong rất nhanh sau màn rước kiệu nên xem xong các bạn có thể đi vào đền một cách hiên ngang. Vậy là vừa được xem rước kiệu, vừa được vào đền.

Trạm Kawasakidaishi không chỉ có lễ hội này. Các bạn khi lên lịch trình có thể dành thêm thời gian để thăm thú xung quanh khu vực này. Tụi mình cũng dành thêm gần 2 tiếng để vừa ăn trưa vừa tham quan. Mình thấy đặc sản ở khu vực này chính là các loại bánh và đồ chơi có hình tượng Daruma.

Đọc thêm:

Lịch trình ngắm hoa anh đào tại Nhật Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *