weather
Thời Tiết Sài Gòn
Nhiệt Độ: 30°C
Hiện tại: mây rải rác

Hyperdia – Website tra cứu hỗ trợ việc đi lại bằng tàu ở Nhật Bản

Đi tàu ở Nhật Bản thật sự là một điều đáng để mổ xẻ. Nếu các bạn đã từng phát hoảng vì những line tàu đơn giản ở Đài Loan, Singapore hay Thái Lan thì khi đến Nhật Bản chắc chắn sẽ gục ngã trong bất cứ một nhà ga bất kể nhỏ hay bé. Nên nhớ rằng nhà ga bé ở Nhật không thua một sân bay ở nước mình.

Kinh nghiệm đi lại ở Nhật Bản là các bạn cần đọc cho kỹ, và tìm hiểu về Hyperdia, một trang tra cứu đường tàu gối đầu giường trong khi lên kế hoạch đi Nhật. Trang web Hyperdia cho người dùng tra cứu tất tần tần liên quan đến việc đi lại trong và giữa các thành phố bằng các hệ thống tàu: tên hãng tàu, tên ga tàu, giờ giấc và cả giá tiền để lên kế hoạch dự trù chi tiêu cho hợp lý.

Hyperdia – Website tra cứu hỗ trợ việc đi lại bằng tàu ở Nhật Bản

Trong bài này tụi mình sẽ chi sẻ kinh nghiệm tra cứu của tụi mình trong chuyến đi gần nửa tháng mà tự tin không bị lạc trong ga tàu một lần nào cả.

Lưu ý về Hyperdia 

Đầu tiên các bạn phải hết sức lưu ý rằng Hyperdia là một website tìm kiếm, vì vậy cũng như bao công cụ tìm kiếm khác, nó cần mạng internet. Đó là lý do mà ở các bài viết tụi mình đều khuyên các bạn đi du lịch Nhật Bản muốn tiết kiệm chi phí mạng (SIM hay cục phát Wifi) phải bỏ công ra để tìm kiếm thông tin đi lại thật kỹ càng ở Việt Nam trước khi “xuất ngoại” là vậy. Nhưng thực tế tụi mình là dân du lịch, không phải người viết tiểu thuyết để suốt ngày thả hồn tưởng tượng những gì sẽ xảy ra rồi cách giải quyết thế nào – dù là những rủi ro quá nhỏ như chuyện đi lạc tàu hoặc ngủ quên trên tàu đến một trạm không có trong kế hoạch.

1 phút quảng cáo

KKday là nền tảng APP du lịch cung cấp hơn 20,000+ sản phẩm trực tuyến như: Vé vui chơi tham quan, dịch vụ ngoài trời, tham quan du lịch, trải nghiệm ẩm thực, di chuyển, lưu trú, khoá học và văn hoá địa phương... Hiện đang có ưu đãi chào hè giảm tới 50% và coupon giảm giá lên đến 250K

coupon KKday chào hè

Các mã ưu đãi hấp dẫn như: Giảm 100K cho tài khoản mới, Giảm 150K chào hè, Giảm 250K, Mừng sinh nhật KKday....

Thế nên, theo kinh nghiệm của tụi mình khi đi lại ở Nhật Bản, internet là một thứ rất cần thiết. Hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ SIM hoặc cho thuê cục phát wifi ở Việt Nam.Nếu đi ít người thì SIM là lựa chọn tối ưu vì sự tiện lợi. Các bạn có thể đặt SIM Nhật Bản không giới hạn ở Việt Nam và nhận ở sân bay Nhật Bản.

Nhấn vào đây để mua SIM nhé:

https://www.klook.com/vi/activity/28305-4g-sim-japan/

Nếu đi theo nhóm thì cục phát wifi sẽ giúp mọi người tiết kiệm kha khá. Cũng như SIM, các bạn đặt ở đây và nhận tại sân bay Nhật Bản.

Đặt cục phát tại đây:

https://www.klook.com/vi/activity/16400-4g-wifi-japan/

Cách sử dụng Hyperdia

Tương đối đơn giản, chỉ cần nhập đầy đủ các thông tin theo hình sau:

1 => “From”: Nhập ga bắt đầu, nơi mà các bạn muốn khởi hành

2 => “To”: Nhập ga mà các bạn muốn đến.

3 => “Date”: Nhập ngày khởi hành mong muốn

4 => “Time”: Nhập chính xác “giờ” và phút” mà các bạn dự kiến khởi hành để tra cứu tàu

5 => “Type”: Không cần đề ý nhiều cứ để mặc định “Departure”

Lưu ý: Cần nhập và chọn tên ga chính xác. Để tra cứu, các bạn ít nhất phải tìm hiểu thật kỹ và chính xác ga tàu gần nhất so với địa điểm các bạn muốn đến. Nếu chưa biết, có thể tìm trên japan-guide.com hoặc Google. Nếu có theo dõi Blogdulich.net, ở các Cẩm Nang Du Lịch hay các bài viết về các địa điểm ở Nhật Bản tụi mình đều luôn cố gắng để tên ga gần nhất cho các bạn tham khảo.

Hyperdia – Website tra cứu hỗ trợ việc đi lại bằng tàu ở Nhật Bản

Cách đọc kết quả Hyperdia

#1: Là tổng thời gian di chuyển cho chặn các bạn chọn

#2: Chi phí từng chặn một sẽ phải trả

#3: Cứ mỗi một chứ T màu vàng là ký hiệu bạn phải xuống tàu và chuyển sang một tàu khác. Như ví dụ này thì khởi hành từ ga Ogikubo đến Shinjuku thì xuống tìm line Yamonote for Osaki rồi lên tàu.

#4: Đây cũng là ký hiệu đổi tàu, tuy nhiên khác với ký hiệu chứ T phải xuống tàu còn ký hiệu này là NGỒI IM, tàu sẽ tự động chuyển rồi di chuyển tiếp. (Như hình trên thì tên tàu không chuyển, nhưng có trường hợp từ tàu JR đổi sang tàu Keihan, lý do là bên Nhật có rất nhiều hãng tàu tư nhân và nhà nước nên có thể họ thuê cùng 1 chiếc tàu nhưng khác giờ nhau).

#5 Đó là tên tàu. Lưu ý điểm này là vì các bạn dùng JR Pass không thể dùng cho chuyến tàu của hệ thống tàu khác. Khi đi xuống các bạn phải trả tiền cho chặng này riêng.

Nhìn lịch trình trên các bạn thấy bắt đầu nhức đầu chưa? Haha. Chào mừng đến với Nhật Bản! Với các chuyến ngắn thì không sao, nhưng các chuyến dài thì cực kỳ phức tạp vì các bạn phải đổi trạm liên tục, và mỗi lần đổi trạm là phải đi mua 1 vé tàu khác. Mà có khi hai chuyến tàu chỉ cách nhau có 1 phút, đôi khi chạy muốn mệt luôn, nên để hạn chế chuyện này các bạn có thể cân nhắc mua các loại vé tàu khuyến mãi dành cho khách du lịch. Các bạn có thể tham khảo bài viết “Đi Nhật Bản Có Nên Mua JR Pass Hay Không?” Blogdulich.net đã chia sẻ rồi.

Còn các bạn đã tìm hiểu và quyết định chọn thẻ tàu có thể mua theo danh sách dưới đây:

JR Pass: JR Pass – Vé Di Chuyển Toàn Nhật Bản (7, 14, 21 Ngày)

Tokyo Subway Pass: Vé Tàu Điện Ngầm Tokyo (24, 48 Hoặc 72 tiếng)

JR West Kansai Pass: Vé JR Pass Tây Kansai (1, 2, 3 Và 4 Ngày)

Osaka Amazing Pass: Thẻ Osaka Amazing Pass (Nhận Ở Osaka)

Để di chuyển trong khu vực Tokyo cũng có thể sử dụng thẻ Suica, mua tại đây:

Thẻ Suica IC (Nhận Ở Tokyo)

Và khu vực Kansai (Kyoto, Osaka, Nara, Kobe) dùng thẻ ICOCA, cũng có thể mua sẵn ở Việt Nam tại đây:

Thẻ ICOCA IC

Blogdulich.net xin chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ! Nếu có thắc mắc gì thêm, đừng ngại liên hệ với tụi mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *