weather
Thời Tiết Sài Gòn
Nhiệt Độ: 30°C
Hiện tại: mây rải rác

JR Pass – Có cần mua khi đi du lịch tới Nhật không?

Ai có kế hoạch đi Nhật thì chắc chắn phải biết đến JR Pass đúng không nào. Như kiểu là một thẻ thông hành hay ho chỉ dành cho khách du lịch dùng để đi tàu JR của nhà nước Nhật Bản bao gồm cả tàu cao tốc shinkansen, nó như cái Cân Đẩu Vân mà Tôn Ngộ Không chỉ cần trèo lên là bay đến mọi nơi. Chỉ khác là Tôn Ngộ Không được miễn phí, còn mình thì phải bỏ ra một số tiền cũng không hề nhỏ.

JR Pass – Có cần mua khi đi du lịch tới Nhật không?

Vé tàu thường cho 7 ngày là 29100 yên (tính theo tỷ giá hiện tại thì vào khoảng 6.258.650VND).

Vậy có nhất thiết phải mua JR Pass hay không?

Có và không!

Thực tế mấu chốt không phải nằm ở giá tiền, mà tùy thuộc vào lịch trình và nhu cầu di chuyển của các bạn. Như Tôn Ngộ Không đâu phải lúc nào cũng cưỡi Cân Đẩu Vân đúng không?

  1. Nếu các bạn chỉ tập trung một vùng duy nhất: hoặc Tokyo, hoặc Kyoto, hoặc Osaka: Xin đừng đốt tiền. Vì có khi các bạn chỉ dùng được 10% thẻ.
  2. Nếu các bạn mua vé máy bay khứ hồi ở một sân bay duy nhất thì không cần bàn cãi việc mua JR Pass. PHẢI MUA! Làm một bài toán nhỏ khi bạn bay khứ hồi từ Tokyo và tham quan cả Kyoto nhé.
    Vé shinkansen một chiều từ Tokyo là 14000 yen, khứ hồi là 28000 yen cộng thêm di chuyển tàu loanh quanh Tokyo và các vùng lân cận, và Kyoto nữa thì các bạn đã phát huy gần hết tác dụng của “cân đẩu vân” rồi.
  3. Nếu các bạn đi từ sân bay này và về từ 1 sân bay khác trên một chặng đường, như tụi mình lúc đó đi từ Tokyo và về từ Osaka, thì việc mua JR Pass 100% là lỗ nặng. Vì các bạn chỉ dùng đúng 14000yen đi từ Tokyo đi Kyoto.

JR Pass – Có cần mua khi đi du lịch tới Nhật không?

Nếu không mua JR Pass thì sẽ đi như thế nào?

1. Trong từng thành phố:

Mình nghĩ không dưới một lần các bạn đã được nghe nói đến hệ thống tàu điện của Nhật Bản là một hệ thống rắc rối nhất thế giới đúng không? Ở một thiên đường không hề có khái niệm tàu điện như Việt Nam, nhìn bản đồ tàu thôi thì chắc ngất luôn tại ga tàu. Nhưng đó cũng là một lợi thế cho khách du lịch: nhờ vào sự cạnh tranh của các hãng tàu (JR là hãng tàu của Nhà nước), chưa kể mỗi vùng miền lại có những hãng tàu khác nhau nữa.

Lần đó tụi mình đi, đã lục tung japan-guide.com cả tháng trời để tìm hiểu về các loại thẻ. Nếu siêng năng, các bạn hãy làm theo mình nhé. Còn không hãy tham khảo những loại thẻ mà mình đã dùng bên dưới nhé.- Ở Tokyo mình chỉ dùng Suica và Tokyo Metro Pass giá 800yen/ ngày 1200yen/2 ngày đi được tất cả các chuyến của Tokyo và Toei Subway. Suice như kiểu thẻ đa năng dùng để tích tiền vào để đi tàu, và thậm chí có thể dùng ở các cửa hàng tiện lợi, như thẻ của Singapore hoặc Đài Loan. Nếu chặng nào không dùng được Subway, mình sẽ dùng Suica thay thể. Cơ bản thì Subway cũng phủ sóng khá lớn trong trung tâm Tokyo rồi nên các bạn có thể yên tâm.

Link mua thẻ Suica:

https://www.klook.com/vi/activity/16917-suica-ic-card-tokyo/

và Tokyo Metro Pass:

https://www.klook.com/vi/activity/1552-subway-ticket-tokyo/

– Ở Kyoto thì xe bus là một lựa chọn tốt. Hệ thống bus tiện lợi và dễ dàng đi đến các địa điểm du lịch chính yếu. Lưu ý là bus đã có bảng đèn tiếng Anh để thể hiện các trạm dừng rồi nhé, nên không sợ đi lạc đâu. Các bạn có thể đến 7 Eleven mua một thẻ Daily Bus Pass có giá là 500yen dùng không giới hạn trong 24h nhé. Lý do rất nên mua thẻ này là vì giá mỗi chặng bus lẻ là 230yen, nên chỉ cần lên xuống 2 chặng là các bạn đã lấy lại vốn rồi. Hehe.

– Ở Osaka thì Osaka Amazing Pass đúng thật rất là Amazing nhé. Giá 2300yen/ ngày 3000yen/2 ngày, Mình chơi luôn 2 ngày cho máu. Đi được tất cả subway + city bus ở Osaka (Ở Osaka mình thấy subway lại tiện lợi hơn là ở Tokyo) rất tiện đồng thời miễn phí các điểm du lịch chính bao gồm cả

  • Umeda Floating Garden Observatory: Lên đây các bạn có thể ngắm Osaka từ trên cao nhé.
  • DeckHip Five Ferris Wheel: Vòng xoay cũng để ngắm thành phố, bọn mình đã lên vào lúc hoàng hôn cảm giác rất là thích
  • Lâu đài Osaka
  • Onsen Naniwa No Yu
  • đi các loại thuyền du lịch ngắm hoa anh đào + hoặc Dotonbori về đêm + các loại bảo tàng khác.Lời lắm các bác ạ. Theo mình các bạn nào muốn ở Osaka 2 ngày nên nghiên cứu em nó.

Link mua sản phẩm tại đây nhé:

Đây là guide xài Pass nhé: https://www.osaka-info.jp/osp/en/pdf/guide.pdf

JR Pass – Có cần mua khi đi du lịch tới Nhật không?

2. Di chuyển giữa các thành phố:

Nếu tiết kiệm các bạn vẫn có thể đi bus đêm giữa các thành phố. Vừa đỡ tốn tiền tàu (giá chỉ bằng 1/3), vừa đỡ tốn 1 đêm khách sạn. Các bạn có thể book vé cho các chặng đi ở trang https://japanbusonline.com/
Ngoài ra như JR Pass, chúng ta còn có sự lựa chọn nữa là Japan Bus Pass với giá rất ổn và dĩ nhiên các bạn phải nghiên cứu làm sao để xài hiệu quả được thẻ này, mà cá nhân mình thấy chỉ phù hợp cho các bạn đi thật nhanh, mỗi điểm đến chỉ dừng lại 2-3 ngày.

Nếu các bạn chỉ đi Tokyo và Kyoto:Mua tour giảm giá của Japanican: Đây là kiểu “Free and Easy”, chỉ bao gồm khứ hồi Shinkansen và khách sạn (khá tốt). Lần trước bọn mình có chỉ cho một bạn mua tour 2 ngày 1 đêm Kyoto với giá 23000yen (quá hời đúng không?).Kết luận, Nhật cái gì cũng đắt đỏ hết nhất là phần di chuyển, nên trừ khi các bạn có quá nhiều tiền cần kiếm chỗ tiêu bớt (haha) thì nên cân nhắc lịch trình cẩn thân và lựa chọn các thẻ tàu cho phù hợp.

Trên trang hyperdia.com huyền thoại có cả giờ và giá tiền sẵn sàng để các bạn xem và lên budget cho chuyến đi. Đọc hướng dẫn sử dụng Hyperdia ở đây. Xin chúc các bạn có một chuyến đi Nhật với giá cả thật hợp lý!

À, xin níu kéo một chút bằng việc chia sẻ “Lịch trình 7 ngày ngắm hoa tại Nhật Bản” băng qua 3 thành phố lớn Tokyo, Kyoto và Osaka mùa hoa nhé!

Ngày 1: SGN – Tokyo (Narita) – nghỉ ngơi tại khách sạn

Ngày 2: Kích hoạt JR Pass – Asakusa (Sensoji Temple) – công viên Sumida – Skytree – Odaiba

Ngày 3: Công viên Ueno – công viên Chidorigafuchi – công viên Shinjuku – Shibuya

Ngày 4: Đi Tokyo – Kyoto bằng Shinkansen (nhớ ngồi ngay cửa sổ bên tay phải nhé, vì đây là view ngắm núi Phú Sỹ đáng đồng tiền) – Check in khách sạn – chùa Vàng – con đường triết học – Kiyomizu-dera (chùa Thanh Thủy)

Ngày 5: Arashiyama – Gion – Osaka (Namba) – Ngủ lại Namba

Ngày 6: Osaka – Yokohama bằng Shinkansen – Tham quan công viên ở Minato Mirai – bảo tàng Ramen – China Town – Tokyo

Ngày 7: Tokyo – Hồ Kawaguchiko – Tokyo Station – Harajuku mua sắm

Xem chi tiết lịch trình từng ngày ở link bài viết “Lịch trình 7 ngày ngắm hoa tại Nhật Bản”

Tổng hợp: Blogdulich.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *