weather
Thời Tiết Sài Gòn
Nhiệt Độ: 30°C
Hiện tại: mây rải rác

2 ngày tại Yorjakarta – khám phá xứ sở Java cổ kính tại Indonesia

Viết tiếp cho câu chuyện nên chơi gì ở Indonesia,hành trình kế tiếp chính là đến xứ sở được thằng bạn nhắc nhiều nhất, nhưng cũng nóng bỏ xừ ra- ghé thăm Yorjakarta và những câu chuyện về xứ Java.

Indonesia rất rộng, thế nên du lịch Indonesia có rất nhiều thứ để khám phá. Bạn đừng lo lắng không biết nên chơi gì ở Indonesia hay ăn gì ở Indonesia. Tôi đã có khá nhiều kỉ niệm với xứ sở Java cổ kính này chỉ trong 2 ngày ngắn ngủi.

Chúng tôi phải trở lại Jakarta từ Bandung để đáp chuyến bay đến Yorjakarta chỉ cách khoảng hơn 1h bay. Xứ sở này chào đón tôi với cái nắng nóng đổ lửa, mồ hôi tuôn vật vã. Yorjakarta có cái vẻ yên bình đến lạ, cuộc sống của người dân nơi đây không nhộn nhịp; vội vã như Jakarta hay Bandung, nó mang một vẻ thanh bình, cổ kính và giàu bản sắc văn hóa.

Tôi đáp chuyến bay buổi trưa nên nhanh chóng về khách sạn nghỉ ngơi và tìm chỗ lấp đầy dạ dày. Công nhận Yorja nắng nóng kinh khủng, còn hơn cả Jakarta. Tụi tôi cũng thuê hẳn 1 chiếc xe 7 chỗ để tiện đi lại trong 2 ngày ở đây. Bạn nào đang có ý định đi du lịch Indonesia thì nên thuê xe đi lại cho dễ nhé; do những địa điểm tham quan cách nhau cũng không gần lắm.

Ăn Uuống ở Yorjakarta

Chúng tôi tắp vào 1 quán ăn gần đó, nghe thằng bạn bản xứ đồn là ngon lắm cơ. Tiệm ăn cũng nhỏ, nhưng đông khách kinh khủng. Chúng tôi đứng đợi 1 hồi mới có chỗ ngồi. Tiệm này phục vụ theo phong cách ngồi dưới đất và ăn bằng tay. Uh, thấy quen rồi nhưng cứ còn choáng.

Cả tiệm đều là người bản địa, chắc trừ mỗi tôi và 1 thằng bạn khác là người nước ngoài thôi ( à, chả là nhóm tui có 3 người, trong đó 1 người là dân bản xứ). Quán chật hẹp, đông đúc, không có quạt, không máy lạnh càng khiến thời tiết trở nên nóng bức hơn.

Nói sao thì nói, cả tiệm ăn bốc bằng tay, tôi với thằng bạn cũng không “nhập gia tùy tục” được, nên mới hỏi xin muỗng nĩa( chả là tui biết xíu xíu tiếng Indonesia Bahasa do làm chung với mấy bạn Indo, nên cũng sẵn dịp múa máy chút, tại người ta có biết nói tiếng Anh đâu mà =)))

Tôi bắt đầu dõng dạt kêu lên “Bang, Tolong sendok dan garpu, dua!” ( Anh ơi, cho em xin 2 cái muỗng với nĩa nha!).

Giây phút dứt lời, mấy thực khách trợn tròn mắt nhìn tôi, còn anh chủ quán thì cười. Tôi chả hiểu cái mô tê gì đang xảy ra luôn=)). Một là, chắc họ không nghĩ tôi nói Bahasa ( tại toàn nói tiếng Anh với thằng bạn bản xứ); hai là chắc họ thấy lạ khi tự dưng xin muỗng nĩa; trong khi cả đám ngồi ăn bốc.

Ờ, thôi kệ, mục đích đã đạt được , cần gì thắc mắc nhiều…haha. Cuối cùng 2 đứa tui ăn muỗng nĩa. Mình cũng không cần làm khó mình mà.Tuy nhiên, bạn nào đang tính đi du lịch Indonesia thì cứ thử trải nghiệm kiểu ăn bốc này một lần.Tui đã thử và thất bại nên cũng không miễn cưỡng mình nữa.

Buổi chiều hôm đó, chúng tôi đi loanh quanh khu vực này, từ từ cảm nhận cuộc sống nơi đây. Mấy chú xích lô, những gánh hàng rong rất thân thiện, họ luôn mỉm cười và chào hỏi khi chúng tôi đi qua.

Nghe thằng bạn kể lại, Yorjakarta là một vùng đặc biệt; đây là vùng duy nhất của Indonesia còn được quản lý chính thức bởi tiểu vương. Tôi cảm giác như biết thêm được điều đặc biệt khi không nghĩ rằng vẫn còn “vua” ở xứ sở Java này.

Đúng là mỗi đất nước đều là một câu chuyện đặc biệt. Du lịch Indonesia có nhiều thú vị hơn thế và  Yorjakarta chính xác là một cố đô thanh bình.

Sáng hôm sau chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình tham quan Yorjakarta. Lịch trình cũng không quá dày đặc, cứ vừa đi, vừa tận hưởng thôi.

>>Xem thêm 14 lý do du lịch Indonesia.

1.Đền Borobudur.

Ngắm bình mình tại Borobudur chắc chắn là một trải nghiệm cực tuyệt vời; nhưng tiếc là chúng tôi dậy quá trễ nên đã bỏ lỡ cảnh mặt trời mọc tại đây. Khi xe đến nơi thì ngay cổng vào đã rất đông khách; chúng tôi xếp hàng cũng hơi bị mệt nghỉ; và giá vé cũng phân biệt cho người bản xứ và du khách nước ngoài.

Borobudur thu hút rất nhiều du khách
Borobudur thu hút rất nhiều du khách

Giá vé: hình như là 235,000 IDR/ người nước ngoài, và 30,000 IDR/ bản xứ. Tôi nhớ mang máng thế, giờ vé có lên hay không thì không rõ nữa.Haha.

Giờ mở cửa: 6h sáng đến 17h hàng ngày.

Bước vào cổng bên trong, mỗi người được phát một chiếc khăn để quấn quanh người ; ( giống như khi bạn vào mấy ngôi chùa bên Thái Lan vậy đó). Sau đó, tiếp tục di chuyển đến khu vực đền.

“Ôi, mai gót”, tôi đến đây khi nắng lên cao nên lết lên tới đỉnh cũng hơi bị mệt. Với hơn 2,600 bức tượng điêu khắc được trạm trổ trên 5km tường chung quanh; giúp du khách hiểu thêm nhiều điều về Phật Giáo. Đây chính là di sản Phật Giáo lớn nhất trên thế giới.

Quần thể Borobudur được chia làm 3 khu vực khác nhau:

Kamadhatu: khu vực đầu tiên liên quan đến thế giới hiện tại nơi con người sinh sống, gồm 160 phù điêu giải thích luật nhân quả và bản chất con người.

Rupadhatu: Là nơi đại diện cho tự do của con người, thoát khỏi bản chất trần tục. Gồm 328 bức tượng Phật được trang trí với họa tiết chạm khắc tinh xảo.

Arupadhatu: khu vực này đại diện cho vương quốc cao nhất, là ngôi nhà của thần linh tối cao, chỗ này có một cổng tròn dẫn đến mái vòm. Là nơi tốt nhất để ngắm bình minh.

Borobudur

Sau một hồi lê lết lên đến nơi; chúng tôi đi tham quan và bắt gặp 1 nhóm em học sinh nhỏ muốn xin phỏng vấn vài điều ; ( chắc là đang làm khảo sát hay gì đó). Đại loại em ý muốn hỏi cảm nhận thế nào về Borobudur và sau đó xin chụp 1 tấm hình kỉ niệm. Ôi, mấy em nhỏ đáng iu vãi.

Ngắm nghía chán chê khi nắng lên đỉnh đầu, chúng tôi rời khỏi Borobudur chuẩn bị cho điểm đến kế tiếp.

À quên, lúc ra khỏi cổng nhớ trả lại khăn cho người ta nhé, đừng có quên mang về đấy=))

Borobudur

2.Đền

Prambanan là một ngôi đền Hindu xinh đẹp, cách trung tâm Yorja 18km; được xây dựng vào khoảng năm 850, và là đền thờ Hindu lớn nhất Đông Nam Á. Khu quần thể có các đền: Prambanan, Bubrah, Sewu và Lumbung với tháp chóp nhọn điển hình trong kiến trúc đền của đạo Hindu. Ngoài ra, còn có rất nhiều ngôi đền cổ kính khác như Plaosan, Sukuh; Mendut… đều là những điểm tham quan hấp dẫn với du khách quốc tế.

Prambanan

Tương tự như Borobudur, du khách sẽ được phát một chiếc khăn để quấn quanh người, nhớ trả lại khi ra về nhé.

Sai lầm của chúng tôi là đến đây lúc buổi chiều nắng ( tại đi cho kịp lịch trình ấy mà=))); nắng kinh khủng khiếp, quên che chắn và hậu quả là bị cháy nắng hết cái cổ; cũng cái tội không che kín cổ thôi. Nên nếu bạn nào có ý định ghé đây lúc nắng nóng; thì che chắn kĩ xíu kẻo bị “cháy” về con ki ki nhận cũng không ra đấy.

Giá vé: cũng tương đương Borubudur, cũng phân biệt người nước ngoài và dân bản xứ. Tôi cũng không nhớ chính xác là bao nhiêu nữa.

Giờ mở cửa: 6h sáng đến 17h hàng ngày.

Lỡ tới đây rồi, lỡ cháy nắng rồi thì cũng ráng nán lại tới chiều tà. Cảnh hoàng hôn rất đẹp mọi người ạ. Prambanan là một kiến trúc ở độ cao 47m, đủ làm xiêu lòng du khách khi mặt trời lặn.

Chúng tôi dành khá nhiều thời gian tham quan tại đây, du khách nước ngoài đến đây rất đông. Tìm hiểu văn hóa cũng là một điều tất yếu trong chuyến đi du lịch Indonesia này mà.

Nghe thằng bạn nói rằng, mỗi buối tối thứ 3-5-7, gần đền Prambanan sẽ có buổi trình diễn múa ba lê Ramayana vô cùng tuyệt vời. Đây là những điệu múa tái hiện nét độc đáo trong cuộc sống của hoàng tử Rama và văn hóa Java. Bạn có thể truy cập vào website của Ramayana Ballet Show để biết thêm chi tiết tại: http://visitramayana.com/

3. Công viên quốc gia Kalibiru.

Danh sách du lịch Indonesia của bạn chắc chắn không thể bỏ lỡ Yorjakarta rồi!

Có thể nói Yorjakarta được thiên nhiên ưu á ban tặng cho vẻ đẹp khó cưỡng. Nếu bạn muốn ngắm cảnh thì nên cân nhắc ghé qua Kalibiru để ngắm cảnh núi rừng hoang dã. Nơi đây có 1 tấm gỗ nhỏ để ngắm toàn cảnh từ trên cao.

Công viên quốc gia Kalibiru.
Công viên quốc gia Kalibiru.

Xe tụi tôi tới nơi này lúc giữa trưa, cả bọn đói rã họng ra nên không ở đây quá lâu. Chỉ đi lên 1 xíu rồi lại xuống để tìm chỗ bỏ bụng.

4.Cung điện Kraton.

Hay còn gọi là Keraton, đại diện cho văn hóa và lối sống của người Java. Đây là một nơi đáng ghé thăm để hiểu rõ hơn về xứ sở này.

Giờ mở cửa: 9h sáng đến 13h chiều.

Tôi đến đây vào sáng hôm sau, du khách rất đông có cả mấy em học sinh vào lấy tư liệu nữa ( chắc vậy, thấy ghi ghi chép chép cái gì đó). Trước cổng có mấy gánh hàng rong bán nhiều thứ lắm; ai khát nước hay thèm ăn gì đó thì cứ ghé mua.

Gần cung điện là Alun-Alun kidul, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống. Chúng tôi may mắn đến ngay ngày có lễ hội, họ nhảy múa rồi kể chuyện ( nói gì đó không hiểu lắm; thằng bạn chỉ phiên dịch vài ý thôi; nói chung là lễ hội; biết vậy được roài=)), Được cái thằng bạn phiên dịch cũng không có tâm nữa.

kraton indonesia

Bên trong cung điện có vẻ giống Dinh Bảo Đại ở Đà Lạt..hehe. Trưng bày rất nhiều thứ như ngai vàng, những vật phẩm cổ xưa. Có hẳn một phòng tranh ảnh kể về các triều đại và lịch sử của triều đại đó.

Cũng không mất quá nhiều thời gian để đến nơi này; nhưng đây cũng là 1 nơi rất đáng để tham quan; như mọi người đi Đà Lạt lần đầu hay ghé đến Dinh Bảo Đại vậy đó.

5.Ratu Boko.

Nếu bạn nào muốn có một bức ảnh ảo diệu khi đi du lịch Indonesia thì đừng bỏ quên Ratu Boko dưới ánh hoàng hôn. Chỗ này chỉ cách đền Lara Jonggrang Prambanan 3 km về phía nam; sẵn xe thì cứ thế mà phóng tới thôi.

Tôi rất ấn tượng với hoàng hôn ở Yorjakarta. Ghé đến Ratu Boko để thư giãn; kết hợp ngắm mặt trời lặn và khám phá những thiết kế cổ điển lấy cảm hứng từ các cầu thang và bức tường của người Java.

Giờ mở cửa: Từ 6h sáng đến 17h hàng ngày.

6.Taman Sari.

Chúng tôi đến chỗ này sau khi đi cung điện Kraton về. Nếu tôi nhớ không nhầm thì 2 chỗ này cách nhau không xa lắm. Lối kiến trúc đậm phong cách Bồ Đào Nha, là nơi ở của các vị phi tần của vua Sultan. Bên trong lâu đài có nhiều tòa nhà nhỏ; dẫn đến một khu vườn xinh đẹp với hồ bơi trong xanh. Mới đầu tôi cũng  không biết trong đây có gì; đi loằng ngoằng một hồi cũng phát hiện ra cái hồ bơi này.

Hồ bơi bên trong Taman Sari
Hồ bơi bên trong Taman Sari

Nếu ghé đến Taman Sari, đừng bỏ lỡ hành trình khám phá hầm mộ dưới lòng đất nhé. Bữa đó, chúng tôi ghé ngay đợt tu sửa nên cũng bị cấm ít nhiều.

Giờ mở cửa: 9:00 đến 18:00 từ Thứ Hai đến Thứ Tư / Thứ Sáu đến Chủ Nhật. Riêng Thứ Năm mở cửa từ 9:00 đến 16:00.

Bước ra khỏi cung điện; chúng tôi tắp vào một quán ăn lề đường ngay trước cửa luôn; thưởng thức một tô Bakso Mie với giá bình dân. Chậc, đồ ăn cũng khá ngon, cảm giác cuộc sống người dân rất thanh bình.

Chỉ 2 ngày ở Yorjakarta tuy chưa đủ để làm nên chuyện; nhưng cuộc sống về những người dân đảo Java trong mắt khách du lịch quốc tế rất trọn vẹn : không hào nhoáng, nhưng ấm áp và vui vẻ. Jorja là cái nôi của nhiều  giá trị văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của Indonesia.

Du lịch Indonesia, khám phá Jorjakarta, còn điều gì tuyệt vời hơn thế nữa?