1. Chào Tạm Biệt Alexandria:
Tạm biệt Alexandria không dễ chút nào. Cái tình cảm nhỏ xíu đựng trong hộp mì xào cực kì mộc mạc và bình nước Mouhammed tặng trước lúc ra đi làm việc chia tay thành phố biển trở nên khó khăn hơn hẳn.
Rồi tôi giơ tay ra bắt tay với mọi người trong nhà, như một phép lịch sự tối thiểu ở gần như mọi nơi trên thế giới. Nhưng tôi quên mất rằng điều đó chỉ đúng với gần như mọi nơi trên thế giới, và điều đó không có nghĩa nó tuyệt đối đúng cho mọi nơi trên thế giới. (Tất nhiên??)
Tôi chìa tay ra bắt tay với vợ của Mouhammed.
Và cô ấy giật tay lại ngay lập tức.
STAYNOW.VN là nền tảng tìm kiếm và so sánh giá phòng với hơn 20,000+ địa điểm lưu trú , trên nền tảng Agoda.com, Booking.com, Trip.com... đang phổ biến nhất hiện nay
Giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến du lịch của mình khi tìm nơi lưu trú, hiện đang nhiều ưu đãi giảm giá phòng lên đến 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Một đoạn trong Q’ran đã dạy rằng: “Tốt hơn hết là anh bị đâm vào đầu bởi một cây kim bằng kim loại, còn hơn chạm vào tay của người phụ nữ mà anh không được phép chạm vào”.
Căng thẳng quá. Một hành động nhỏ xíu được xem như một phép lịch sự cần thiết ở một nền văn hoá, lại trở thành một điều cấm kị ở một nền văn hoá khác. Việc chạm vào tay của người khác giới được liệt vào hàng ngũ những hành động tối kị trong tôn giáo này.
Cơ mà, cái nắm tay hay thậm chí khoác tay của hai người đàn ông là điều hết sức…bình thường. Đó không phải là dấu hiệu của việc đồng tính, đó chỉ đơn thuần là cách những người đàn ông Ả Rập thể hiện tình cảm huynh đệ mà thôi.
Thế mới có chuyện khi quân lính phương Tây khi đặt chân tới vùng đất Ả Rập hết sức bí ẩn này, họ vài phen sợ chạy…mất dép vì tự dưng những người đàn ông cao to cơ bắp cuồn cuộn đang cầm súng ống hết sức máu mặt bỗng dưng…xỏ tay vào ngón tay của một người đàn ông cũng cao to cơ bắp cuồn cuộn đang cầm súng ống hết sức máu mặt khác. Hay thậm chí, người đàn ông cao to cơ bắp cuồn cuộn đang cầm súng ống hết sức máu mặt kia lại chìa tay ra đòi…xỏ ngón tay vào chính mình, quân lính phương Tây.
Thế giới ngộ nghĩnh nhỉ.
2. Cháy Xe Ở Cairo – Người Dẫn Đường Lạ Mặt:
Thủ đô đón tôi về đúng 9 giờ đêm. Cairo by night trở nên quyến rũ và đặc biệt đến lạ thường. Ở Cairo by day, bạn sẽ liên tục đuợc tấn công bởi những trận nóng sói trán cộng thêm lượng không khí ô nhiễm toả ra tứ phía từ bô xe máy được nén thêm biết bao nhiêu cát bụi xa xôi từ khúc Giza tạt về. Trên thang điểm những thứ đáng sợ tôi đã trải qua trong cuộc đời, Cairo by day cuối tháng năm đứng ở mức tầm 6 rưỡi, trên cơ phần lớn thức ăn Ấn Độ và Singapore, và đứng sau môn toán nói chung và toán hình học nói riêng.
Ăn uống no say, tôi bỗng giât mình. Cái thứ quan trọng nhất lại chẳng nhớ bỏ ở đâu. Thât ra cũng chẳng phải là chẳng nhớ bỏ ở đâu, vì tôi biết rõ cái thứ quan trọng này đang ở đâu. Cơ mà làm sao lấy được nó lại là chuyện khác.
Có ai đời chỉ còn tiếng rưỡi nữa xe chạy mà sực nhớ rằng mình địa chỉ phòng trọ bị quên in ra, và vẫn còn kẹt trong email cá nhân? Đầu óc còn đần hơn nữa khi chẳng có một tí chi tiết hay dữ liệu gì về cái tên của khách sạn rớt lại trong đầu. Điện thoại chẳng còn một cắc nào, 3G thì tất nhiên không có, wifi thì lại càng không. Tiền thì đã trả, phòng thì đã đặt, giờ chẳng nhớ nó tên gì hay nằm ở đâu hay số điện thoại bao nhiêu là xong phim luôn.
Tôi lât đật đi hỏi mọi người rằng có 3G không cho tôi ké tí, rồi hỏi nhân viên bán vé rằng có wifi không tôi đang rất cần. Cho tôi một tíiiii wifi thôi, cần thì tôi gửi tiền luôn cho cũng được. Nhưng ai cũng lắc đầu, lắc đầu và lắc đầu.
Tôi như ngồi trên lửa, chẳng biết phải làm gì.
Đang loay hoay không biết phải biết làm sao, cậu bạn bên cạnh tiến lại gần rồi hỏi tôi với giọng tiếng Anh rất chuẩn.
– Hơi kì nhưng nãy giờ tao có nghe mày hỏi chuyện với cô kia. Đi với tao tao chỉ cho mày chỗ in.
Nói đặng, cậu thanh niên người Ai Cập nói tiếng Anh cực sõi đứng dậy và ra hiệu cho tôi đi theo. Lúc này đang là gần 11h đêm.
Ngày hôm ấy là ngày thứ 7 tôi có mặt ở Ai Cập. 7 ngày ngắn ngủi nhưng Ai Cập đã dạy tôi rằng mình không nên…tin bất kì một ai cả. Cái ấn tượng xấu quá xấu nuốt chửng hết những cái tốt đẹp mà tôi đáng ra nên tận hưởng tại nơi đây. Nhưng mà những con buôn Ai Cập nói chung chán quá…
Bạn đang ở ngoài trời lúc gần 11h đêm. Mọi thứ bắt đầu tối thui và hoàn toàn im lặng. Xung quanh thì thưa thớt người. Tự dưng có một người lạ hoắc nhảy ra kêu bạn đi theo cậu ấy. Bạn vẫn chưa biết rõ cậu ấy là ai ngoài thông tin duy nhất bạn có được là cậu này từ Mỹ về, thông qua chất giọng 100% rất Mỹ của cậu. Trong tay bạn có đúng một cái điện thoại đập đá không còn một cắc tiền nào. Theo bạn thì bạn có nên đi không?
Tôi thì tôi sẽ đi.
Hai đứa hăng hái đi tìm nơi để in, vừa trò chuyện nho nhỏ dọc đường.
– Mày nói tiếng Anh hay đấy, mày học trường quốc tế ở Ai Cập hả? – Tôi hỏi
– Không, tao qua bên Mỹ lúc tao 6 tuổi, giờ về Ai Cập để học hè. Ai Cập là quê hương tao mà. Đi xa rồi về thấy cuộc sống khác hẳn mày nhỉ. Qua đây chắc mày ngạc nhiên vì lối sống hơi…chán đúng không? Có mấy đứa còn hỏi tao ê mày Pharaoh giờ còn không haha. Cứ như nước tao mãi ở thời phong kiến ấy.
– Nhiều đứa còn bảo Viêt Nam tao là đảo kìa.
Nhân tiên đang nói về người Pharaoh, tôi chia sẻ đôi chút về người Ai Cập hiện đại và người Ai Cập cổ đại.
Người Ai Cập Hiện Đại nhìn chung khá tự hào về Người Ai Cập Cổ Đại, đặc biệt là nền văn minh huy hoàng hết sức chói lọi trải dài qua gần 4000 năm. Cơ mà một số người Ai Cập Hiện Đại lại không mặn mà lắm với chuyện này.
Những người Ai Cập Hiện Đại mang tín ngưỡng Hồi Giáo sẽ nhìn những kì quan của Ai Cập Cổ Đại theo một chiều hướng khác hơn. Người Hồi theo đường lối Độc Thần, trong khi ở Ai Cập cổ thì có cả hơn trăm vị thần với đủ hình dạng và năng lực khác nhau.
Ở đường lối Độc Thần, tín đồ buộc phải thờ phượng một đấng duy nhất mà thôi (thánh Allah). Ai Cập Cổ thì rộng hơn hẳn. Thế nên mới có chuyện nhiều nhân vật Hồi Giáo cực đoan đòi thôn tính….sạch hết Kim Tự Tháp và tất cả những thứ liên quan đến Ai Cập Cổ vì những tượng thờ đó đi ngược lại với đức tin của một tín đồ Hồi Giáo chân chính. Nhưng trên thực tế, những hình vẽ, tượng, ảnh thờ phượng của người Ai Cập cổ giờ chỉ nằm ở mức làm…hoạ tiết trang trí cho những công trình và kiến trúc phục vụ du lịch nhan nhản khắp Ai Cập, không hơn không kém.
Quay lại với câu chuyện thanh niên Việt Nam ngáo ngáo đang bị/được thanh niên Ai Cập dắt đường tới nơi in giấy với hy vọng cực kì leo lét.
Vừa đi vừa nói, chẳng bao lâu tôi đã nhận ra mình đang chui vào cái ngóc ngách nào của thủ đô từ khi nào rồi. Những ngóc ngách nhỏ này giống y hệt tại quê nhà, chỉ có điều…dơ hơn và đa dạng hơn. Đa dạng ở đây không dừng lại ở việc bán hàng trên vỉa hè, mà còn mang luôn cả một lô một lốc…dê mang hẳn lên vỉa hè mà nuôi (!) Nói theo kiểu hay ho quảng cáo là, mang nông thôn chân chất vào thành phố đầy hiện đại này!
Nhiều khi tôi thơ ngây như em bé năm tuổi, tự hỏi mình rằng điều kì diệu nào có thể làm cho những người sống nơi đây vuợt qua được những ngày trời nóng chạm đến gần như đỉnh điểm, được bao vây bởi cái bụi kinh khủng thổi từ sa mạc vào hoà lẫn với cái bụi từ hàng ngàn cái xe ngoài đường, cộng thêm cái mùi nước tiểu và phân dê trộn vào. Cái hỗn hợp này nghĩ thôi đã thấy nổi hết cả da gà lên.
Rùng mình một phát với những thứ kinh khủng mình nghĩ, rùng mình thêm phát nữa vì chẳng hiểu tại sao cậu này cứ dắt tôi đi mãi đi mãi đi mãi vào màn đêm như thế. Càng đi đèn điện càng tắt dần, nhà cửa lại sập hết trơn.
Lúc này tôi bắt đầu hoang mang. Bây giờ đã là 11h rồi, mà cứ đi như thế này lỡ nó xử đẹp thì chắc chẳng ai biết. La lên ai nghe? Dê nghe?
45p sau, cậu dắt tôi tới một chỗ không thể tồi tàn hơn. Nhưng quen thuộc quá. Tuổi thơ ùa về!
Cậu trai mặt mày mệt mỏi mở đèn lên cho tôi chui vào tiệm net duy nhất còn sáng đèn trong suốt cả gần 20 phút đi trong vô vọng. Tôi đứng thừ ra mất mấy giây vì hồi ức thời trẻ trâu đi chơi Audition các thứ xuất hiện lại.
In xong rồi, cậu nói:
– Nãy mày nghi tao giết người cướp của đúng không? Nhìn mặt mày tao biết. Tao đang học về tâm lý tội phạm nên muốn mượn mày thử để xem coi tao có học hành được gì trong trường không haha.
Không lẽ ra chưởng cho thanh niên ấy vài phát??
Tưởng là mọi chuyện đã xong, trên đường về, tôi bỗng thấy mọi người…chạy tán loạn. Tôi và cậu ấy cũng..chạy theo mà chẳng biết tại sao. Nói lại, chỉ có tôi không hiểu thôi vì cậu bạn đi cùng nó chạy nhanh lắm mà giải thích thì tôi chẳng nghe gì cả.
Cả hai đứa chạy như điên về bến xe, thở lè hết cả lưỡi ra như cún.
Bạn biết chuyện gì không?
Chắc chắn là biết rồi tại tôi có viết trên tít đó. Xe cháy. Một chiếc xe gần đấy bị cháy mà không rõ lý do. Người ta tưởng khủng bố.
Ặc.
Hên quá mình chưa chết. Số mình còn dai thật.
Thế là cả đêm hôm đó ngồi trên xe buýt mà lòng cứ đánh lô tô vài chập. Có khi nào xe mình lại là nạn nhân tiếp theo? Có ai trên xe này là khủng bố không?
Hành trình đi xe buýt đêm nghe nhạc Ả Rập kinh dị banh xác lo lắng sảng cuối cùng cũng đã đưa tôi tới được biển Đỏ nhưng nước chẳng đỏ gì cả. Biển Đỏ lúc này làm tôi giác ngộ ra tại sao nơi đây được mệnh danh là “thánh địa” của dân lặn rồi. Đẹp kinh khủng.
Bạn đã bao giờ tưởng tượng được một bên là biển nước trong vắt thấy đáy, bên kia là núi và sa mạc hùng vĩ như thế này chưa?
Bạn có thể theo dõi thêm về cuộc hành trình 19 ngày của tôi tại Ai Cập ở đây.