Ồ ye. Cuối cùng tôi cũng sắp chạm chân tới nước Nga! Ước mơ về một ngày xa xôi đi du lịch bụi Nga cuối cùng đã tới!
Một thời còn cười vật vã mà lớn lên chẳng hiểu sao cười mỗi khi xem Hãy Đợi Đấy;
một thời còn gào rú la oai oái như bị ai chọc tiết vì thầy nhất quyết không dạy bài Tôi Yêu Em;
một thời còn bi bô nhép theo đào mà ra hoa người ta mới kêu là hoa đào;
một thời mà còn cày tiếng Nga nhiều đến nỗi khi đọc được chữ dờ rét chui chè bằng tiếng Nga chuẩn mà đi khoe hết cả xóm;
STAYNOW.VN là nền tảng tìm kiếm và so sánh giá phòng với hơn 20,000+ địa điểm lưu trú , trên nền tảng Agoda.com, Booking.com, Trip.com... đang phổ biến nhất hiện nay
Giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến du lịch của mình khi tìm nơi lưu trú, hiện đang nhiều ưu đãi giảm giá phòng lên đến 50% và coupon giảm giá lên đến 250K
Thế nên khi tới được Nga rồi tôi hào hứng lắm.
Cả chuỗi những ngày du lịch bụi ở Nga mặc dù ngắn ngủi, mà cảm xúc phải nói thuộc dạng nhất nhì trong chuyến hành trình.
Đặc biệt là những lần chạm trán với các “cán bộ”, như thế này.
Nội Dung Bài Viết
1. Kẹt Ở Cửa Khẩu Estonia – Nga:
Hào hứng khi xuất cảnh khỏi Estonia bao nhiêu, thì…trời ơi đất hỡi ở cửa khẩu Nga bấy nhiêu.
Chuyến xe buýt giá…3 euro nối chuyến từ Tallinn, Estonia đến St. Petersburg, Nga là chuyến hành trình đầu tiên đến quốc gia này, mở đầu cho chuỗi ngày 17 ngày tôi đi du lịch bụi ở Nga.
Xe đi êm, đẹp, không có gì đáng nói, cho đến khi nó dừng lại cửa khẩu Nga để nhập cảnh.
Trên xe có khoảng 20 người. Tôi là một trong những người ra sớm nhất để nhập cảnh, và tôi cũng là một trong những người…kẹt lại sau chót ở đấy.
Dòng người cứ thế mà đi, trong khi hải quan Nga vẫn chưa chịu thả passport về cho tôi.
Tôi cũng không rõ hộ chiếu mình bị gì, và visa Nga của mình có vấn đề gì chăng?
Sau khi nhìn sơ qua passport, scan qua cái visa, hải quan Nga bỗng…giữ passport tôi lại.
Không một lời giải thích, không một câu hỏi, cô hải quan bắt tôi đứng qua một bên. Liền lúc ấy, cô sổ một tràng tiếng Nga bắn liên thanh vào điện thoại. Vừa nả vừa nhìn vào hộ chiếu của tôi. Vầy là passport/ visa Nga mình có vấn đề rồi.
Chết cha rồi.
Chuyến du lịch bụi Nga mở đầu như thế này thì không biết cả chuyến sẽ ra sao.
20 phút tiếp theo tôi như đứng trên chảo lửa.
Lãnh sự vẫn đứng đó không nói gì. À quên, có chứ. Họ…nạt tôi.
Vì quá nôn nóng, tôi lỡ buộc miệng hỏi về tình trạng passport mình.
Hai cô hải quan đang nói chuyện cười hô hố, bỗng mặt sập lại. Một trong hai cô bảo tôi im, và không được phép hỏi gì hết.
Lúc này tất cả mọi người trong xe đã được nhập cảnh vào Nga, còn mỗi tôi.
Trời mỗi lúc ngả tối dần, tôi thì bơ vơ đứng kẹt ngay chặng gần-đầu của chuyến đi du lịch bụi Nga của mình, chẳng biết đâu về đâu.
Điện thoại lại của hải quan đổ chuông tiếp, lần này là lần thứ sáu kể từ khi tôi bị kẹt lại. Hai giây nông nóng biết kết quả của tôi lại bị dập tắt. Vẫn chẳng có gì khá khẩm, và tôi vẫn phải chờ.
Hy vọng bám víu cuối cùng của tôi nằm ở chú…tài xế.
Tôi cố gắng thử hỏi chú có thể giúp gì được không. Ngay khi phát ngôn được 1 giây rưỡi, chú…quay mặt đi chỗ khác. Còn tôi mình ên đó. Lúc đó vừa trách mình ngu, vừa bực hải quan, vừa sợ cho chính bản thân.
Có ai đó nói cho tôi biết visa Nga tôi bị gì đi cơ chứ? Có ai giải thích hộ tôi tại sao tôi lại bị kẹt ở đây?
Chỉ khi,
chỉ khi,
chỉ khi sếp người Nga kia tới, nói gì đó với hai cô hải quan,
để hai cô gật đầu,
để hai cô đóng dấu mộc màu hồng lè,
để hai cô mở cửa cho tôi qua,
tôi vẫn chưa tin được mình đã vào Nga.
Trước khi tôi mở mồm ra hỏi tại sao tôi bị kẹt lại, và tôi có bị gì không, thì hai cô đã xách mông lên và đi…về, vì tan ca.
Lạ lùng, lạ lùng quá đỗi. Và ngay đến bây giờ, sau khi chuyến du lịch bụi Nga đã kết thúc, sau khi cả chuyến hành trình 6 tháng đã kết thúc, tôi vẫn chẳng hiểu tại sao mình lại bị giữ lại.
Kỉ niệm đầu tiên trong chuyến du lịch bụi Nga, nó dắt thêm những chương khác, về cảnh sát Nga, cũng chẳng khá khẩm gì mấy.
2. Tôi Sắp Bị Thẩy Vào Đồn:
Sáng hôm sau đêm dài đầu tiên ở Nga, tôi hí hửng chạy ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Đang lon ton trên đường, một xe cảnh sát dừng lại trước mặt tôi cái kịch. Mọi hôm hôm nào cũng mang theo passport bên người, đến nay nổi hứng vứt Passport ở nhà, thì hai chú tới.
Mẩu hội thoại chẳng tốt tẹo nào. Hai viên cảnh sát một mực đòi xem passport và ID sinh viên của tôi.
Tôi bảo là mình bỏ ở trong nhà, đi bộ 2 phút lên là có. Nếu hai chú không tin thì đi theo cũng được.
Nhưng đây là Nga, và ở Nga người ta không làm thế.
Hai viên cảnh sát nhất quyết chặn tôi lại. Bằng đủ mọi cách, tôi bị bắt ói ra những giấy tờ cần thiết ngay lúc bấy giờ, và nhất quyết không cho lên nhà lấy.
Dùng dằng mãi, tôi mệt, mà hai người kia cũng có vẻ chẳng thoải mái. Thế một người chui tọt lại vào xe, người kia ngoắc tay, kêu tôi vào…xe ngồi.
Kêu tôi vào xe chi? Tính tra khảo? Hay ép cung? Hay thẩy tôi vào tù?
Trời ơi tôi sắp vô tù? Mà tù ở Nga xem phim thấy toàn cơ bắp hình xăm chạm nổi. Tự dưng đang từ một thanh niên đi du lịch bụi Nga cái giờ thành tù nhân Nga??? Ơ hay??
Tôi không vào, cố gắng lịch sử hỏi tại sao, và tại sao phải vào, và chẳng hay mình động ngay vào ổ kiến lửa.
Viên cảnh sát bắt đầu GIẬT giỏ tôi, mặt đỏ gay, và hét vào mặt tôi bắt mở giỏ ra.
– Tại sao mày TRÙM ĐẦU? Tại sao giỏ mày to thế? Mày có đem bom không?
Luýnh quýnh nhưng vẫn đủ bình tĩnh, tôi mở từng ngăn một cho họ kiểm. Tim đập như đánh lô tô. Họ chẳng lấy được gì ngoài cái bóp tiền và cuốn Ba Chàng Ngốc tiếng Việt tôi mang theo.
Đang sắp mở tới ngăn thứ ba, tôi chựng lại.
Chết cha, ngăn đó có thuốc.
À không, chỉ là thuốc cảm sổ mũi đau bao tử thôi. Cũng chẳng có gì ghê gớm. Mà bây giờ bất cứ thứ gì cũng phản chủ, nên bây giờ tình thế căng như dây đàn.
Và,
và,
và,
viên cảnh sát ấy, cuối cùng, không kiểm ngăn cuối cùng!
Một trong hai tên cảnh sát vẫn cố móc tôi, hình như hắn ta đang cố ý bắt tôi làm gì đó, nhưng kịp để tên kia ngăn lại. Tên cảnh sát thứ hai xua tôi đi, như cún.
Ngày hôm ấy trời lạnh vật vã, nhưng có người chẳng còn buồn đội hoodies lên đầu. Đi du lịch bụi Nga gì mà còn căng thẳng hơn giải toán hình học vậy trời.
3. “Khủng Bố Ở Iran”:
Chuyến xe từ Moscow đến Elista chạy đến tận…19 tiếng. Thân xác tôi sau khi vât vã đến tiếng thứ 15 muốn nhũ như cám.
Nên khi cảnh sát chặn lại để kiểm tra an ninh, tôi còn chẳng thiết tha người ấy muốn gì.
Nếu lần chạm chán đầu tiên trong chuyến hành trình du lịch bụi Nga của tôi gây da cho cuốn passport,
lần hai vẫn gây ra vì cuốn passport,
thì lần thứ ba ngày gây ra, vẫn vì cuốn passport.
Xe dừng lại ở một nơi đồng không mông quạnh, nằm đâu đó ở miền Trung Nam nước Nga. Viên cảnh sát lên kiểm tra hộ chiếu (Người Nga có tận hai cuốn hộ chiếu, một cuốn được dùng bên trong nước Nga, cuốn còn lại thì dùng khi du lịch hải ngoại).
Tôi lại là nhân vật sáng chói nhất khi ngồi ở đây.
Đã từ rất lâu, rất rất lâu, mới có một khách du lịch bụi đến miền Nam nước Nga.
Cũng đã từ rất lâu, rất rất lâu, mới có một khách du lịch bụi đến miền Nam nước Nga bằng…xe buýt.
Cũng đã từ rất lâu, rất rất lâu, mới có một khách du lịch bụi đến miền Nam nước Nga bằng xe buýt, và mang hộ chiếu Việt Nam.
Và cũng đã từ rất lâu, rất rất lâu, mới có một khách du lịch bụi đến miền Nam nước Nga bằng xe buýt, mang hộ chiếu Việt Nam, và có visa Iran.
Đó là mấu chốt khiến tôi bị kẹt lại.
“Tại sao mày lại xuống Elista? Có ai đời đi xuống đó đâu?”
“Tại sao mày đi xuống Iran vậy? Ở đó khủng bố không mà đi gì?”
“Tại sao mày lại xuống một nước chiến tranh như vậy?”
Cơ mà chú cảnh sát chẳng nói trôi chảy được như khi tôi đánh những dòng này.
Viên cảnh sát nói được 30% tiếng Anh, phần còn lại dặm đủ thứ tiếng Nga vào. Ơn trời nhờ một anh đi cùng bước ra thông dịch, n
bảo rằng Iran không phải Iraq,
bảo là Iran không có chiến tranh và cực kì bình yên,
bảo là tôi muốn đi du lịch tới mọi nơi trên thế giới trước khi tôi 40 tuổi,
nên cuối cùng tôi cũng đã được lên xe bằng yên.
Tôi đã kể việc mình được anh chị nhặt được ở trạm xe buýt, rồi mang về nhà chăm sóc chưa nhỉ? Đó là một trong những điểm nhấn rõ nhất trong chuyến du lịch bụi Nga của mình
4. Chặng Cuối Cùng Gian Nan:
Sau ba lần chạm trán nản không muốn nói với cảnh sát và hải quan Nga, tôi khá căng thẳng khi đối diện một lần nữa trước khi xuất cảnh. Căng thẳng đến nỗi khi cảnh sát Nga kiểm tra, tôi không dám bốc điện thoại ra bấm một pô ảnh nào.
Cả khoang tàu bỗng chốc im lặng. Mọi người chạy thẳng về ghế mình ngồi. Mọi người bắt đầu mặt mày nghiêm trọng hoá lên tất cả.
Thế là cảnh sát Nga vào. Đi theo bốn viên cảnh sát Nga là bốn chú cún loại khủng. Kiểu giờ nó mà khều nhẹ miếng nào là bảo đảm tôi ngủm.
8 nhân vật ấy đi qua đi lẹ, dò xét gần như mọi ngóc ngách của toa tàu.
Tôi lúc ấy đang hồi hộp vì cảnh sát Nga đang bắt đầu xét duyệt visa Nga, trước khi xuất cảnh.
Người ta bảo mình không có tội thì mình sợ gì. Cảnh sát Nga kiểm tra visa Nga, mà visa Nga mình thì nằm một đống trong passport. Vô cùng văn minh và hợp lệ. Thế thì sợ gì?
Nhưng có những việc trong sạch đến cách mấy vẫn lo.
Và tôi đoán đúng như thần.
Lần lượt bốn viên cảnh sát Nga tới hết kiểm tra hộ chiếu Việt Nam, rồi đến visa Nga của tôi.
Công đoạn kiểm tra visa ấy nó kéo dài đến tận 45 phút. 45 phút dài đằng đẵng như cả thế kỉ.
Ngày xưa nhập cảnh vào Nga mất 45 phút, thì ra Nga cũng chẳng chạy thoát khỏi con số này.
45 phút ấy, tôi bị xoáy bởi đủ điều. Hết bị hỏi từ đâu tới, lại họi tại sao ở đây. Hết bị hỏi tại sao đi một mình tới Makhachala (vùng nhạy cảm của Nga), lại bị hỏi đến có…ôm bom không (!?).
Sau khi hỏi đã đời, tôi…vẫn chưa được đi.
15 phút tiếp theo, mọi thứ rơi vào trong trạng thái im lặng. Passport tôi được đem đi đâu đó, và không ai rõ là tôi sẽ đi đâu và về đâu.
Tôi không biết mình đã làm điều gì sai mà bị kẹt ở Nga mãi. Chưa có bao giờ tôi muốn bỏ chạy khỏi Nga nhiều như thế. Lúc đấy tôi đã nghi ngờ về chuyến đi của mình rất nhiều.
Phải chi mình cứ đi thẳng một mạch đến Trung Quốc. Phải chi mình đừng đi Iran. Phải chi mình đừng xuống miền Nam nước Nga thì giờ tốt biết bao nhiêu.
Người dân ở Nga càng về phía Nam càng ấm áp biết bao nhiêu, thì cảnh sát Nga ở phía Nam lại càng…nóng hừng hực bấy nhiêu.
Sau chắc gần cả trăm câu hỏi, hàng chục lần để chó ngửi mùi, tôi cũng được cho qua. Thế là chuyến hành trình du lịch bụi Nga 17 ngày của mình đã kết thúc, nhanh như một cái búng tay.
Giây phút cảnh sát Nga lướt ngang qua cuộc đời lần cuối cùng, nó nhẹ nhõm vô cùng…